Lịch sử Xã Lương Sơn và các đơn vị hành chính trực thuộc

Ngày 27/09/2013 10:43:51

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ LƯƠNG SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ

XÃ LƯƠNG SƠN HUYỆN THƯỜNG XUÂN

I ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – HÀNH CHÍNH.

1.1/ Địa giới xã:

Lương sơn là một xã miền núi, nằm ở phía tây huyện Thường xuân cách trung tâm huyện 12 km.

- Phía Đông nam giáp xã Ngọc Phụng huyện Thường xuân.

- Phía Nam giáp xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân.

- Phía Tây nam Giáp lòng hồ Cửa Đặt.

- Phía Tây giáp xã Yên nhân, huyện Thường Xuân.

- Phía Tây Bắc giáp xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh.

- Phía Bắc giáp xã Vân Nam huyện Ngọc Lặc.

- Phía Đông bắc giáp xã Nguyệt ấn, huyện Ngọc Lặc.

- Phía Đông giáp xã Phùng giáo, huyện Ngọc Lặc.

Trước kia có 7 HTX. Năm 2001 Thực hiện Nghị quyết 09 của tỉnh Uỷ Thanh Hoá. Về việc chuyển đổi thành Thôn bản xoá bỏ HTX kiểu cũ với bộ máy cồng kềnh lạc hậu. Đã chuyển thành 7 thôn đó là:

1) Thôn Ngọc Thượng: Có 3 Làng là : Làng Trác trong; Làng Trác ngoài; làng Hón mỏ.

2) Thôn Lương Thịnh: Có 4 Làng là: Làng Làu; Làng ón; Làng Cóc; Làng cướm

3) Thôn Ngọc Sơn: Có 4 Làng: Làng Đồng Thành; Làng Trại bò; Làng Chiềng;Làng Mới

4) Thôn Lương Thiện: 3 Làng: Làng Pheo; Làng Na lố; Làng Chiềng mòn.

5) Thôn Trung Thành: 3 Làng: Làng Cáy; Làng Phả; Làng Băng khoai.

6) Thôn Minh Quang : Có 2 Làng là Làng Nguồn và Làng Nam Hà;

7) Thôn Minh Ngọc: Có 1 Làng: Là Làng Chẩm.

* Xã Lương sơn trước năm 1960 là xã Lương Ngọc thuộc huyện Ngọc Lặc gồm Xã Lương sơn và xã Ngọc Phụng. Năm 1963 tách xã Lương Ngọc Thành Xã Ngọc Phụng và xã Lương sơn Thuộc huyện Thường xuân.

1.2/ Địa hình và điều kiện tự nhiên.

* Lương sơn là một xã nằm trong một thung lũng có đồi núi bao bọc xung quanh .

* Phía đông nam có đồi Pù xèo. Có cao so với mực nước biển 701 m

* Phía Nam có đồi pù Chẩm . Có cao so với mực nước biển 691 m

* Phía Tây và Tây Nam có dãy đồi Pù khoài.

* Phía Tây bắc có dãy pù Tôn.

* Phía bắc có dãy đồi bà.

* Phía Đông bắc có dãy đồi đá đụn.

* Có một con suối lớn, có tên là “Hón Giường ”. Bắt nguồn từ Pù khoài Thôn Ngọc Thượng. Chảy qua 6 Thôn trong xã đó là Thôn Ngọc Thượng, Thôn Lương Thịnh, Thôn Ngọc Sơn, Thôn Lương Thiện, Thôn Trung Thành, Thôn Minh Quang. Chảy qua một phần đất xã Ngọc phụng rồi đổ ra sông âm. Có chiều dài 18 km, Chảy qua địa phận xã 13km. Nó có tác dụng cung cấp nước tưới những năm hạn và cũng là tiêu úng cho toàn bộ diện tích lúa xã lương sơn mỗi khi mùa lũ lụt đến.

Trước đây chủ yếu đồi núi chọc, chỉ còn một số ít rừng tự nhiên nhưng chỉ là rừng tái sinh. Năm 1994 nhờ có dự án 327 về việc giao đất giao rừng cho người lao động để khoanh nuôi bảo vệ rừng, cấm phát nương làm rẫy, trồng hết diện tích đồi núi chọc. Nên diện tích đồi núi Lương sơn mới trả lại được màu xanh cho rừng.

* Có tổng diện tích tự nhiên là: 8173,69 ha.

Trong đó:

+ Đất nông nghiệp là: 921,68 ha.( Đất 1 lúa và 2 lúa/vụ)

+ Đất Lâm nghiệp: 6208,34 ha.( Rừng tự nhiên là 2370 ha, rừng trồng 3838,34 ha)

+ Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày: 421,33 ha ( Chủ yếu là cây mía).

+ Đất trồng cây công nghiệp dài ngày: 322,36 ha.

+ Đất Thổ cư, công trình công cộng, phi nông nghiệp là 743, 69 ha.

* Lâm Thổ sản chủ yếu: Là luồng và nứa.

* Khí hậu: Lương sơn mang khí hậu miền núi phía bắc khu bốn.

1.3/ Dân số:

Tổng toàn xã có 1630 hộ với 8478 khẩu. Mật độ dân số 100người/km2

Có 3 dân tộc sinh sống với nhau: Dân tộc Thái Chiếm 58% dân số; Dân tộc kinh chiếm 37% dân số; Dân tộc Mường chiếm 5% dân số. Chủ yếu phát nương làm rẫy để sinh sống.

Trước năm 1945 chí có 287 hộ với 1738khẩu. 100% là dân tộc Thái. Có các dòng họ: Họ Lang; Họ Lương; Họ Lò; Họ Vi; Họ Hà. Họ Lương Là đông nhất Tiếp đến Họ Lang, còn các họ còn lại dân số tương đương bằng nhau. Chủ yếu sống ở các làng: Làng Trác nay là Thôn Ngọc Thượng; Làng làu, Làng ón, Làng Cóc nay là Thôn Lương Thịnh; Làng Chiềng(Chủ yếu là họ Lang) nay là Thôn Ngọc Sơn; Làng Pheo nay là Thôn Lương Thiện Làng Phả, Làng Cáy nay là Thôn Trung Thành; Làng Nguồn nay là Thôn Minh Quang; Làng Chẩm nay là Thôn Minh Ngọc.

Năm 1961 có 5 hộ họ Phạm dân tộc Mường từ Ngọc Lặc chuyển đến sinh sống, di cư đến làng phả HTX Trung Thành.

Năm 1962 Có 3 gia đình quê ở Thiệu đô - Thiệu Hoá - Thanh Hoá lên xã Lương sơn sinh sống. Nguyên nhân là do 3 gia đình này trước đó thường lên Lương sơn đi bè (Tức lên rừng chặt củi, nứa, gỗ rồi vận chuyển bằng đường suối, đường sông về quê). Thấy vùng này người ít đất rộng lại trù phú mầu mỡ nên đã đem toàn bộ gia đình lên sinh sống.

Hai hộ lên HTX Lương Thịnh đều là họ Lê Đăng. 1 hộ ở HTX Lương Thiện là Họ Đinh

Năm 1963 đã có 14 hộ từ Thiệu đô - Thiệu Hoá - Thanh Hoá lên xã sinh sống, đều là anh em nội ngoại 3 gia đình lên trước. Vì 3 gia đình lên trước sau 1 năm ở Lương sơn làm ăn sinh sống kinh tế đã ổn định. Chính vì thế mà đã kéo thêm các gia đình kia lên Lương sơn sinh sống. Chủ yếu sống ở Làng làu, Làng ón HTX Lương Thịnh, Làng Pheo HTX Lương Thiện, Làng Đồng thành Thôn Ngọc Sơn, Làng Nguồn HTX Minh Quang. Gồm những dòng họ: Họ Lê, Họ Nguyễn, Họ Hoàng, Họ Trần.

Năm 1965 nhờ có chính sách định canh định cư của Đảng. Xã Thiệu đô huyện Thiệu Hoá đã chuyển lên Lương sơn 36 hộ lên khai hoang phục hoá. Sinh sống ở 5 HTX trong xã đó là : HTX Lương Thịnh ; HTX Ngọc Sơn; HTX Lương Thiện; HTX Trung Thành; HTX Minh Quang. Chủ yếu các dòng họ Họ Nguyễn, Họ Hoàng, Họ Trần, Họ Đinh, Họ Lê, Họ Đào.

Năm 1966 Nông Trường Sông âm đã sang Lương sơn mở rộng diện tích có 3 đội sản xuất, với 1500 người . Trồng cây lương thực: Trồng lúa nước, trồng Ngô, cây cây cao lương, cây sắn và cây dong giềng. Một trang trại chăn nuôi bò. Một đội máy cày kéo. Diện tích được mở rất rộng với diện tích nông nghiệp hiện nay của xã chiếm 2/3 là diện tích của nông trường bàn giao lại.

Năm 1967 kinh tế Lương sơn phát triển, chính vì thế mà có 8 hộ xã Thiệu đô huyện Thiệu Hoá định cư lên xã Vạn Xuân huyện Thường Xuân năm 1965 lại chuyển sang Lương sơn sinh sống đều là anh em họ hàng với những hộ đang sinh sống ở Lương sơn. Chủ yếu ở 3 HTX đó là HTX Lương Thịnh, HTX Ngọc Sơn, HTX Lương Thiện.

Năm 1968 Có 6 hộ từ Xuân Mỹ chuyển sang Lương sơn. Có gốc từ xã Thiệu Nguyên huyện Thiệu hoá tỉnh Thanh Hoá định cư lên Xuân Mỹ từ năm 1965 do không phát triển kinh tế được. Những hộ này chủ yếu ở Băng khoai (Nay thành làng Băng Khoai Thôn Trung Thành). Mang dòng họ Nguyễn; Họ Thiều.

Năm 1969 có 3 hộ quê ở Thiệu Toán huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá lên Lương sơn. Trú cư tại HTX Lương Thịnh. Đều mang họ Phạm.

Năm 1975 các đội sản xuất của Nông Trường Sông âm rút toàn bộ về nông Trường Sông âm. Bàn giao hết số diện tích cho UBND xã Lương sơn. Có 6 hộ ở lại Lương sơn sinh sống.

Năm 1978 nhà nước lại có chính sách định canh định cư. ở xã Thiệu đô huyện Thiệu hoá tỉnh Thanh Hóa. Có 106 hộ lên Xã Lương sơn sinh sống. Mang dòng họ: Họ Lê; Họ Nguyễn; Họ Hoàng; Họ Trần; Họ Đinh; Họ Tống; Họ Phạm; Họ Chu; Họ Cao; Họ Đào; Họ Đỗ; ở trên khắp 7 HTX.

HTX Ngọc Thượng Khai Hoang khu Hón mỏ và ở đất của Nông Trường. Nay thành làng Hón Mỏ “Hón Mỏ là nơi khai thác mỏ đồng, từ thời Thực dân pháp”.

HTX Lương Thịnh ở khu đồng Cướm cũng là đất của Nông Trường Sông âm cũ. Nay là làng Cướm Thôn Lương Thịnh, ở khu Na Hiêng tức mở rộng làng Cóc.

HTX Ngọc Sơn ở khu Trại Bò của Nông Trường cũ nay là Làng Trại Bò Thôn Ngọc sơn,

một số hộ ở giáp với khu đội 1 Nông Trường cả những hộ định cư lên năm 1965 Nay Thành Cụm 1 Thôn Ngọc Sơn.

HTX Lương Thiện một số hộ ở trong khu Na lố Nay là cụm 5 Thôn Lương Thiện

HTX Trung Thành ở khu rẫy Mùn (Nay thành khu rẫy Mùn) và một số hộ ở ngã 3 Lương sơn buôn bán.

HTX Minh Quang ở thêm vào làng Nguồn mở rộng vào bên trong.

HTX Minh Ngọc ở khu Nam hà cũng là đất của Nông Trường sông âm để lại ( Khu này nhiều công nhân người hà Nam sinh sống thời nông trường).

Năm 1979 – 1980 Một số hộ di dân tự do từ xã Thọ Diên xã Xuân Thành - Thọ xuân, xã Thiệu Duy – huyện Thiệu Hoá lên Khu Hón Muối sinh sống nay Thành Cụm 3 Thôn Minh Quang. Mang dòng họ Trịnh, Họ Lê.

1.4/ Diện tích:

1) Thôn Ngọc Thượng: + Đất nông nghiệp : 95 ha.

+ Đất Lâm Nghiệp : 688 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 80 ha

2) Thôn Lương Thịnh: + Đất nông nghiệp : 115 ha.

+ Đất Lâm nghiệp: 560 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 90 ha.

3) Thôn Ngọc Sơn: + Đất nông nghiệp: 213 ha

+ Đất lâm nghiệp: 382 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 130 ha

4) Thôn Lương Thiện: + Đất nông nghiệp: 210 ha

+ Đất lâm nghiệp: 445 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 120 ha

5) Thôn Trung Thành: + Đất nông nghiệp: 150 ha

+ Đất lâm nghiệp: 3130, 02 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 173 ha

+ Đất chưa sử dụng 299,98 ha

6) Thôn Minh Quang: + Đất nông nghiệp: 95 ha

+ Đất lâm nghiệp: 462 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 90 ha

7) Thôn Minh Ngọc: + Đất nông nghiệp: 43,68 ha

+ Đất lâm nghiệp: 540,32 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 60,69 ha

II KINH TẾ

2.1 Giao thông vận tải thuỷ bộ.

Xã Lương sơn không có đường thuỷ, đường sắt, đường liên Tỉnh. Chỉ có đường Tỉnh lộ 507 Bái Thượng đi biên giới Bát Mọt. Chạy qua xã với chiều dài 16 km. Làm tuyến đường này sau khi thực dân pháp làm xong đập Bái Thượng. Năm 2001 sửa lại dải cấp phối thông biên giới. Nay dự án lòng Hồ cửa Đặt làm đập phụ dốc Cáy tuyến đường này đang làm lại. Chạy từ trung tâm huyện Thường Xuân đi dốc Cáy qua địa phận xã Lương Sơn 7 km. Với mặt đường rộng 9m, dãi nhựa có thoát nước 2 bên. Dự kiến năm 2008 sẽ hoàn chỉnh đưa vào sử dụng.

Từ trung tâm xã Lương sơn, có một tuyến đường đi xã Giao Thiện dài 7 km, thông tới huyện Lang Chánh. Tuyến đường này làm từ năm 1975. Đường này trước đây chỉ là tuyến đường đất san ủi, phục vụ cho khai thác lâm sản của Lâm Trường Pù Rinh. Các cống qua đường chỉ kè đá và đập tràn. Năm 1998 Dự án Định canh định cư đã đổ cầu cống bê tông toàn bộ. Năm 2001 Dự án đường giao thông liên Thôn đã dải cấp phối từ trung tâm xã đi làng Trác thông với thuyến đường đi xã Giao Thiện huyện Lang Chánh.

Năm 2005 tuyến đường này đã khảo sát là đường tránh đập phụ dốc Cáy thông tuyến biên Giới từ Bái Thượng đi Bát Mọt. Từ 1 tháng 4 năm 2006 tuyến đường này đã có quyết định phê chuẩn đường thông từ quốc lộ 47 đi biên giới Việt Lào.

Đường liên Thôn toàn xã có tổng chiều dài toàn xã là 58 km.

Thôn Minh Ngọc: Từ đường 507 chạy qua một phần của Làng Nam Hà, Thôn Minh Quang vào tận Làng Chẩm. Với chiều dài 4 km. Từ đường 507 vào 400m, đường này chia làm 2 tuyến một tuyến vào trung tâm Thôn, một tuyến đi lên khu Phân Xanh, dài 2 km. Đường này chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển mía. Khu này với 36 ha đất trồng mía nguyên liệu cho nhà Máy Đường Lam sơn. Đi sâu vào khoảng 1km có thêm 1 tuyến đường tiếp tục vào khu đồi trồng mía, với diện tích 67 ha. Còn lại tuyến đường 2,6km vào trung tâm làng Chẩm. Tổng đường trong Thôn Minh Ngọc là 8km. Trước đây là đường mòn chỉ đi bộ, rất khó khăn, nhất là mùa mưa lũ. Từ khi phát triển trồng mía, cho nhà máy đường Lam Sơn. Năm 2000, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền xã, và hỗ trợ của Công ty cổ phần Mía đường Lam sơn đã đầu tư xây dựng tuyến đường này. Nên đi lại dễ dàng. Phương tiện đi lại đến Làng bằng ô tô, xe máy.

Thôn Minh Quang: Thôn Có tuyến đường 507 qua Thôn với chiều dài 5km. Dân chủ yếu ở hai bên đường. Từ đường 507 có 1 tuyến chạy qua nhà văn hoá, rồi đi quanh làng Nguồn, với chiều dài 3 km. Có 1 tuyến từ đường 507 đi vào đường đập Biềng với chiều dài 1 km. Trước đây 2 tuyến đường này chủ yếu chỉ là đi bộ . Năm 1995 đã được sửa sang lại. Phương tiện đi vào lang bằng ô tô và xe máy được. Tổng đường liên Thôn Ming quang là 4 km.

Thôn Trung Thành : Là Thôn có Trụ sở UBND đóng trên địa bàn. Có tuyến đường 507 chạy qua. Với chiều dài là 9 km ( Trước năm 2005 chỉ có 2 km, khi dự án di dân lòng Hồ cửa Đặt xã Xuân Khao nằm trong vùng ngập của lòng hồ. Nên năm 2005 bàn giao lại cho xã Lương sơn. Địa phận này xã Lương Sơn bàn giao lại cho Thôn Trung Thành)

Đường trong Thôn: Có 4 tuyến đường . Tuyến 1 cách ngã ba Lương Sơn theo đường 507 vào 50 m rẽ phải (Theo chiều dưới lên) đi vào trong Làng Phạ, thông với Thôn Ngọc Sơn. Với chiều dài đường là 2 km. Tuyến 2 từ ngã ba tuyến 1, đi theo đường 507 vào 50 m, rẽ phải (Theo chiều dưới lên). Tuyến này đi qua nhà văn hoá Thôn Trung Thành, thông với tuyến 1, vào trong rẫy Mùn, thông với thôn Ngọc Sơn. Với chiều dài 3 km. Tuyến 3 theo đường 507, cách tuyến 2 khoảng 500m rẽ trái (Theo chiều dưới lên). Đường này vào làng Cáy và thông tới đồi Cơ Giới thông viới Thôn Minh Quang, với chiều dài 3 km. Tuyến 4: Từ trung tâm ngã ba Lương sơn vào theo đương liên xã đi Giao Thiện 100 m có tuyến đường vào Băng Khoai thông với tuyến 1. Tổng chiều dài là 1km.

Các tuyến này trước năm 2000 đều đi lại khó khăn chủ yếu chỉ đi bộ và xe đạp, ô tô và xe máy hầu như không đi được. Sau năm 2000, Đảng và chính quyền địa phương đã mở các chiến dịch làm đường giao thông liên Thôn. Nên từ năm đó đến nay, phương tiên ô tô xe máy đều đi lại được trong Thôn được. Toàn Thôn có đường liên Thôn là 9 km, 9 km đường 507. 1 km đường liên xã.

Thộn Ngọc Sơn: Có tuyến đường Liên Xã đi Giao Thiện Lang Chánh. Với chiều dài là 3 km. Cách ngã ba Lương sơn 500m là ngã tư Ngọc Sơn. Gồm rẽ phải là tuyến 1 Ngọc Sơn đi vào Thôn Lương thiện, qua địa phận Ngọc sơn 1 km. Tuyến 2 từ ngã tư rẽ trái đi vào cụm 1 Ngọc Sơn , đến đây chia làm 2 tuyến. Một tuyến thông với thôn Trung Thành, chiều dài 2 km. Một tuyến qua cụm 2 , cụm 3, thông với Thôn Lương Thịnh. Với chiều dài 3 km. Mới được dải cấp phối năm 2005. Theo đường Liên xã từ ngã tư vào 600m có một ngã ba rẽ phải là tuyến 3vào cụm 4 Đồng Thành Ngọc Sơn với chiều dài 1 km. Tiếp tục theo đường liên xã vào 500 m có một ngã tư, rẽ trái là vào cum 2 Ngọc sơn, thông với tuyến 2. Chiều dài 500m. Rẽ phải là tuyến vào nghĩa địa thông với tuyến 3 đi hết cụm 4 Đồng Thành thông tới Lương Thịnh. Chiều dài tuyến 4 này là 4km. Mới được dải cấp phối.Tổng toàn Thôn Ngọc sơn 10 km trong đó có 7 km dải cấp phối năm 2005 theo dự án Lâm nghiệp ADB tài trợ nhân dân đóng góp 10 %. Trong Thôn có 2 km liên xã. Phương tiên ra vào Thôn đều đi được bằng ô tô xe máy.

Thôn Lương thiện: Có 1 km đường liên xã đi Giao Thiện . Tuyến 1 Lương Thiện từ tuyến 1 Ngọc sơn đi vào cụm 2 Lương Thiện (Làng pheo) dài 1 km. Tuyến này làm từ năm 1980. Tuyến 2 từ đường liên xã rẽ phải đi vào 400m gặp tuyến 1, đi thẳng 100m có một ngã ba rẽ trái đây là tuyến 3 đi ra cánh đồng lúa Na Sán. Tuyến này 1km. Tiếp tục tuyến 2 qua ngã ba tuyến 3 vào cụm 2 khoảng 200m có một ngã ba rẽ phải, đi vào cụm 3 thông với cụm 4 và 5 tuyến này là tuyến 4 với chiều dài 3 km. Tiếp tục theo tuyến 2 vào 300m có một ngã ba rẽ trái đi vào cụm 1 đến đập Hón Sán, thông với tuyến 8. Tuyến này là tuyến 5 với chiều dài 2 km. Theo tuyến 2 đi vào tiếp 3 00 m có một ngã 3 rẽ trái là tuyến 6 thông với tuyến chiều dài 2 km. Tiếp tục tuyến 2 đi qua nhà văn hoá Thôn Lương thiện vào 500 m có một ngã ba đi thẳng đến cụm 5 rẽ phải thông với cụm 3 thẳng xuống tới hón muối Thôn Minh Quang ra đường 507. Tuyến này làm năm 2002. Tuyến 6 này dài 6 km. Từ ngã 3 tuyến 2 đi vào cụm 6 Lương Thiện 300 m có ngã ba thông với tuyến 3, đi tiếp vào đến làng Chiềng Mòn , đập hón Sán, thông với tuyến 5 là tuyến 8. chiều dài 2 km.

Toàn bộ đường liên Thôn, Lương Thiện, trước đây là đường mòn chỉ đi bộ, gánh gồng phục vụ sản xuất. Ô tô và xe máy không qua lại được. Năm 2000 đến nay, khi nhân dân làm mía cho nhà Máy Đường Lam Sơn, được sự quan tâm của chính quyền địa phương , và các hộ trồng mía cho nhà máy đường tự bỏ tiền san ủi vận chuyển mía nên đường đã được sửa lại ô tô mới đi ra vào được để vận chuyển mía. Toàn Thôn có 2 km đường dải cấp phối. còn lại là san ủi đường đất.

Tổng toàn Thôn có 1 km đường liên xã và 14 km đường liên thôn.

Thôn Lương Thịnh: Có 2 km đường liên xã. Giáp đất Ngọc Sơn theo tuyến đường liên xã có một ngã ba rẽ phải là tuyến 1 đi vào làng Cướm thông tới hón Hóm vào làng ón dưới. Với chiều dài 3 km. Tiếp theo đường liên xã là ngã tư rẽ phải vào tuyến 1. Rẽ trái vào khu làng mới (Trước đây có tên là bãi sắn Nông trường) là tuyến 2, thông với cum 3 Ngọc Sơn có chiều dài 1 km. Đi theo đường liên 500m xã vào tới ngã ba rẽ phải có một đường vào làng ón là tuyến 3 thông với tuyến 1 tuyến 4 và vào trong Pù Bai . Với chiều dài 3km. Tiếp tục theo đường liên xã 500 m tới một ngã ba rẽ phải là đường vào làng ón trên là tuyến 4 thông với ón dưới với tuyến 3 tới Hón Bà. Chiều dài 3 km. Theo đường liên xã tiếp tơi 30 m một ngã ba rẽ trái là tuyến 5 đường sang làng Cóc, khu Na Hiêng, thông với tuyến 2 Thôn Ngọc Sơn. Chiều dài 2 km. Ttheo đường liên xã 300m có một ngã ba rẽ trái là tuyến 6vào làng Làu thông với làng Cóc thông tới Thôn Ngọc Thượng. Có chiều dài 3 km.

Toàn bộ đường liên Thôn, Lương Thịnh, trước đây là đường mòn chỉ đi bộ, gánh gồng phục vụ sản xuất. Ô tô và xe máy không qua lại được. Năm 2000 đến nay, khi nhân dân làm mía cho nhà Máy Đường Lam Sơn, được sự quan tâm của chính quyền địa phương , và các hộ trồng mía cho nhà máy đường tự bỏ tiền san ủi vận chuyển mía nên đường đã được sửa lại ô tô mới đi ra vào được để vận chuyển mía. Toàn Thôn có 1 km đường dải cấp phối. còn lại là san ủi đường đất. Tổng đường liên thôn Thôn Lương Thịnh là 2 km đường liên xã và 15 km đường liên Thôn.

Thôn Ngọc Thượng: Có 1 km đường liên xã . Tiếp theo thôn Lương Thịnh tới một ngã ba rẽ trái thông tới làng Làu, vào Hón mỏ tuyến này dài 1,5 km. Tuyến 2 gần hết đường liên xã có một đường vào làng Trác trong thông tới tuyến 1 và vào khu Ba Mẫu là tuyến 2 dài 3 km Có 600m dải cấp phối năm 2005. Tiếp đến hết đường liên xã có một ngã ba rẽ trái đi vào khu Sa La tuyến này dài 1,5 km.

Toàn bộ đường liên Thôn, Ngọc Thượng, trước đây là đường mòn chỉ đi bộ, gánh gồng phục vụ sản xuất. Ô tô và xe máy không qua lại được. Năm 2000 đến nay, khi nhân dân làm mía cho nhà Máy Đường Lam Sơn, được sự quan tâm của chính quyền địa phương , và các hộ trồng mía cho nhà máy đường tự bỏ tiền san ủi vận chuyển mía nên đường đã được sửa lại ô tô mới đi ra vào được để vận chuyển mía. Toàn Thôn có 600m đường dải cấp phối. còn lại là san ủi đường đất. Tổng đường liên thôn Thôn Ngọc Thượng là 1 km đường liên xã và 6 km đường liên Thôn.

2.2.Nông nghiệp

2.2.1. Thuỷ lợi:

TT

TÊN

CÔNG TRÌNH

THÔN BẢN

NĂM XÂY DỰNG

CHIỀU DÀI MƯƠNG

DIỆN TÍCH TƯỚI

ĐẬP ĐẤT

ĐẬP XÂY

KIÊN CỐ

MƯƠNG ĐẤT

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Đập Hón dường

Ngọc Thượng

1985

2,0 km

27 ha

2

Đập Trác trong

Ngọc Thượng

1976

1,5 km

15 ha

3

Đập Hón khiếng

Lương Thịnh

1975

1km

2,0 km

15 ha

4

Đập Hón ón

Lương Thịnh

1888

2,2 km

30 ha

5

Đập Na Mó

Ngọc Sơn

1995

1km

2,5 km

35 ha

6

Đập Đông Thành

Ngọc Sơn

1986

1,5 km

20 ha

7

Đập Hón Mùn

Trung Thành

1984

1km

2,0 km

42 ha

8

Đập 21

Trung Thành

1980

2,5 km

34 ha

9

Đập Hón Sán

Lương Thiện

2004

0,5km

3,0 km

47 ha

10

Đập Hồ Sen

Lương Thiện

1982

1,0 km

16 ha

11

Đập Pa Lai

Minh Quang

1979

2 km

1,5 km

37 ha

12

Đập cây Thị

Minh Ngọc

1978

2,0 km

18 ha

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

13

Đập Hua Na

Minh Ngọc

1,0 km

14 ha

14

Đập Tá Lấc

Minh Ngọc

1985

1,5 km

15 ha

Tổng

7 Thôn

5,5km

26,2km

365 ha

2.2.2. Ruộng đất.

- Trong cải cách ruộng đất:

+ Toàn xã chỉ có 156 ha có 6 tổ đổi công và 206 hộ.

+ Thời gian vào Hợp tác xã

1) Thôn Ngọc Thượng:

Vào Hợp tác xã năm 1961. Tổng số ruộng là 10 ha.

2) Thôn Lương Thịnh:

Vào Hợp tác xã năm 1960. Tổng số ruộng là 30 ha.

3) Thôn Ngọc Sơn:

Vào Hợp tác xã năm 1960. Tổng số ruộng là 35 ha.

4) Thôn Lương Thiện:

Vào Hợp tác xã năm 1960. Tổng số ruộng là 40 ha.

5) Thôn Trung Thành:

Vào Hợp tác xã năm 1960. Tổng số ruộng là 45 ha.

6) Thôn Minh Quang:

Vào Hợp tác xã năm 1962. Tổng số ruộng là 22 ha

7) Thôn Minh Ngọc:

Vào Hợp tác xã năm 1962. Tổng số ruộng là 13ha

C. Từ năm 1981 đến nay: Sau khi thực hiện khoán 10. Tình hình thực hiện:

- Số trang trại hiện nay: Tổng diện tích: 386 ha

Toàn xã có 4 trang traị:

* Trang trại: Hà đình Tâm: Với diện tích 47 ha:

* Trang trại: Nguyễn Hữu Lương: Diện tích 54 ha:

* Trang trại: Nguyễn thị Thuỷ: Diện tích : 105 ha.

* Trang trại: Lê Toản Chinh: Diện tích 180 ha.

- Các loại đất thổ cư của làng xã.

1) Thôn Ngọc Thượng: 7,2 ha

2) Thôn Lương Thịnh: 11,2 ha

3) Thôn Ngọc Sơn: 15,6 ha

4) Thôn Lương Thiện: 14 ha

5) Thôn Trung Thành: 16 ha

6) Thôn Minh Quang: 8 ha

7) Thôn Minh Ngọc: 5,2 ha

- Các loại vườn trại, đồi núi:

1) Thôn Ngọc Thượng: 72,8ha

2) Thôn Lương Thịnh: 79,8 ha

3) Thôn Ngọc Sơn: 114,4ha

4) Thôn Lương Thiện: 106 ha

5) Thôn Trung Thành: 157 ha

6) Thôn Minh Quang: 82 ha

7) Thôn Minh Ngọc: 54,89 ha

- Đất sản xuất nông nghiệp hiện nay: Toàn xã tổng: 7130,02 ha

1) Thôn Ngọc Thượng: + Đất nông nghiệp : 95 ha.

2) Thôn Lương Thịnh: + Đất nông nghiệp : 115 ha.

3) Thôn Ngọc Sơn: + Đất nông nghiệp: 213 ha

4) Thôn Lương Thiện: + Đất nông nghiệp: 210 ha

5) Thôn Trung Thành: + Đất nông nghiệp: 150 ha

6) Thôn Minh Quang: + Đất nông nghiệp: 95 ha

7) Thôn Minh Ngọc: + Đất nông nghiệp: 43,68 ha

- Đất sản xuất Lâm nghiệp hiện nay: Toàn xã tổng: 6208,34 ha

1) Thôn Ngọc Thượng: + Đất Lâm Nghiệp : 688 ha.

2) Thôn Lương Thịnh: + Đất Lâm nghiệp: 560 ha.

3) Thôn Ngọc Sơn: + Đất lâm nghiệp: 382 ha

4) Thôn Lương Thiện: + Đất lâm nghiệp: 445 ha

5) Thôn Trung Thành: + Đất lâm nghiệp: 3130, 02 ha

6) Thôn Minh Quang: + Đất lâm nghiệp: 462 ha

7) Thôn Minh Ngọc: + Đất lâm nghiệp: 540,32 ha

II. 2.3. Trồng trọt.

a. Cây Lương thực: Sản lượng hàng năm tính từ 1995 đến nay

Năm

CÂY LÚA

CÂY NGÔ

CÂY KHOAI LANG

CÂY SẮN

DIỆN TÍCH

(HA)

SẢN LƯỢNG

(TẤN)

DIỆN TÍCH

(HA)

SẢN LƯỢNG

(TẤN)

DIỆN TÍCH

(HA)

SẢN LƯỢNG

(TẤN)

DIỆN TÍCH

(HA)

SẢN LƯỢNG

(TẤN)

1995

201

1913/2Vụ

50

150

38

152

95

3800

1996

201

1956/2Vụ

50

153

39

158

91

3900

1997

201

1965/2Vụ

52

156

40

162

92

4000

1998

201

1987/2Vụ

53

159

42

168

95

3764

1999

201

1962/2Vụ

52

157

41

164

93

3890

2000

201

2000/2Vụ

50

160

41

163

95

3879

2001

201

1976/2Vụ

50

152

43

169

97

3864

2002

201

1954/2Vụ

53

164

39

157

95

3954

2003

201

1986/2Vụ

52

162

38

158

93

3987

2004

201

1998/2Vụ

52

163

38

153

94

3678

2005

201

2000/2Vụ

53

168

38

154

96

4015

- Các loại giống cây trồng hiện nay

+ Giống lúa: Q5;838; Nhi ưu 63; X21;Tin iu

+ Giống ngô: 999,

- Các loại cây cây công nghiệp và cây ăn quả:

+ Cây mía: 421, 33 ha. Hàng năm đạt từ 25260 đến 28000 tấn mía/năm

+ Cây ăn quả: 71 ha.

- Các hình thức chăn nuôi từ 1995 đến nay

Năm

TRÂU BÒ

LỢN

GIA CẦM

TỔNG ĐÀN

(CON)

SẢN LƯỢNG XUẤT CHUỒNG

(TẤN/NĂM)

TỔNG ĐÀN

(CON)

SẢN LƯỢNG XUẤT CHUỒNG

(KG/NĂM)

TỔNG ĐÀN

(CON)

SẢN LƯỢNG XUẤT CHUỒNG

(KG)

1995

1324

25

3768

302463

13456

20184

1996

1301

24

3482

297867

14165

21456

1997

1298

22

3486

289566

14562

21356

1998

1296

21

3490

301245

13654

20156

1999

1292

20

3520

291282

13587

20423

2000

1289

19

3585

267893

15362

22135

2001

1287

18

3579

289643

14865

21546

2002

1276

19

3540

291235

11369

18863

2003

1273

18

3569

289678

12458

19684

2004

1264

17

3568

297626

11256

18364

2005

1235

19

3640

291200

10290

17624

II.3. Công nghiệp.

- Trên địa bàn xã không có nhà máy nào đóng trên địa bàn xã chỉ có 1 xưởng bột giấy.

+ Thời gian xây dựng: năm 2002.

+ Diện tích 3 ha

+ Quy mô sản xuất nhỏ

+ Số lượng công nhân: 60 công nhân

II. 4.. Tiẻu thủ công nghiệp. địa phương không có.

II.5. Công nghiệp khai khoang sản.

- Các mỏ ở địa phương:

+ Mỏ Crom mit: Đã được khai thác từ năm 1992 đến nay với hình thức nhỏ lẻ chưa tập chung, chỉ là cá nhân khai thác đem đi bán.

+ Mỏ đồng: Khai thác từ thời Pháp thuộc, với hình thức nhỏ lẻ.

+ Đất Cao lanh: Đã được khai thác từ năm 1999 đến nay do các công ty sán xuất gạch ốp lát đến khai thác. Trữ lượng ít khoảng vài chục ha, lộ thiên, độ sâu không 100m.

* Hình thức khai thác: Chỉ dùng máy múc và vận chuyển bằng ô tô.

- Còn có mỏ thiếc chưa được khai thác.

II.6. Lâm nghiệp.

- Các loại cây lâm nghiệp có ở địa phương: Keo, trám, xà cừ, lát, luồng và các loại lâm sản phụ như nứa, vàu v.v...

- Diện tích trồng cây lâm nghiệp.

+ Diện tích khoanh nuôi: 524,4 ha

+ Diện tích trồng rừng 5 năm: 303,5 ha

+ Diện tích rừng sản xuất: 138 ha

+ Diện tích cây ăn quả: 71,6 ha

+ Diện tích trồng rừng bổ sung năm nay là 28,2 ha

II.7. Ngư nghiệp.

- Nuôi trồng thuỷ sản Xã Lương sơn. Xã là một xã miền núi việc nuôi trồng thuỷ sản như ao, hồ, và tận dụng mặt nước của các đập ngăn nước tưới tiêu.

- Sản lượng toàn xã hàng năm cá nước ngọt khoảng 5,5 đến 6 tấn.

+ Chủ yếu là các loại cá như: Cá Trăm, cá chép, cá mè, cá rô phi,

+ Dịch vụ chế biến thuỷ sản: Không có.

- Tổng sản lượng ước tính hàng năm: 100 triệu đến 120 triệu đồng.

- Xuất khẩu hàng năm: Không.

II.8. Thương nghiệp.

a. Trước cách mạng tháng 8, năm 1945.

- Hệ thống chợ chưa có .

- Hình thức trao đổi hàng hoá là chủ yếu.

b. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.

- Hệ thống chợ:

+ Chợ Lương sơn được thành lập từ 4 tháng 3 năm 1979. Họp các ngày chính trong tháng đó là phiên ngày 04 - 09 - 14 - 19 - 24 - 29 (Âm lịch) Nằm ngay tại ngã 3 xã lương sơn, thuộc địa phận thôn Trung Thành, Nằm giáp với trục đường 507 là đường tỉnh lộ, là trung tâm giao lưu giữa xã và các xã bạn.Vị trí rất thuận lợi cho việc buôn bán củng là nơi trung tâm văn hoá kinh tế chính trị của xã.

+ Chợ Lương Thịnh: Được thành lập từ năm 1993. Họp các ngày chính trong tháng đó là phiên ngày 03 - 07 - 13 - 17 - 23 - 27 (Âm lịch) nằm trung tâm Thôn Lương thịnh. Trên trục đường liên huyện đi Lang Chánh., cách trung tâm xã 2,5 km . Chợ họp được có 1 năm do dân cư thưa thớt chợ bỏ dần không có người họp nên đã huỷ bỏ họp chợ trên .

- HTX mua bán: HTX mua bán lương sơn được xây dựng thành lập từ năm 1968

+ Cung ứng dịch vụ ngày đó chủ yếu chỉ là bán dầu hoả (Tức dầu thắp đèn) muối, hàng phân phối. không đủ hàng cho người tiêu dùng.

+ Đến năm 1991 cửa hàng mua bán không còn bị giải thể do buôn bán không có hiệu quả.

+ Khi cửa hàng giải thể thì nhiều đại lý tư nhân buôn bán hàng hoá xuất hiện lúa đó hàng hoá ngày một đa dạng phong phú đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ nhân dân.

- Năm 2006 HTX dịch vụ Thịnh sơn ra đời. HTX này trước đây chỉ là đông số hộ trồng mía nguyên liệu cho nhà Máy đường Lam sơn theo một chủ hợp đồng. Với hơn 600 hộ tham gia.Ban chủ nhiệm HTX gồm:

Ông: Trần hợp Dũng Chủ nhiệm

Ông: Lê Dăng Lịch PCN

Ông: Lang Văn Mắn PCN

Bà: Trần thị Thu Kế toán

Ông: Phạm Văn Cao Thủ quỹ

- HTX chủ yếu là phát triển trồng mía nguyên liệu cho Công ty cổ phần mia đường Lam Sơn. Có trách nhiệm liên hệ với công ty thu mua nguyên liệu, kỹ thuật trồng chăm sóc mía, phát triển mở rộng diện tích. Cung ứng toàn bộ các loại vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải, nguyên vật liệu xây dựng, hàng hoá tiêu dùng. Các loại giống cây trồng.

- Năm 1999 Dự án định canh định cư kéo điện về cho Lương sơn với tổng công trình là 1700.000.000đ. Trong đó có 3 tram hạ thế mỗi trạm là 50 KVA. Lúc đầu giao toàn bộ đường điện cho UBND có trách nhiệm bán điện và và nộp cho sở điện lực nhưng không hiệu quả, nên 2003 Hợp tác xã Dịch vụ điện năng ra đời. HTX này có trách nhiệm hợp đồng mua bán điện bảo vệ hành lang đường điện phát triển mạng lưới điện nông thôn đến toàn dân được sử dụng điện.

II.9. Những tác động của tự nhiên.

- Các trận đại dịch bệnh:

Không có đại dịch sảy ra lớn. Chỉ sảy ra dịch sốt sốt rét kéo dài từ năm 1986 đến 1996. Nguyên nhân chủ yếu là do muỗi Ano phen mang ký sinh trùng sốt rét gây bệnh. Qua mười năm hoành hành đã cướp đi hơn 50 người trên toàn xã. Được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền các cấp, đăc biệt là ngành y tế Thanh hoá, trung tâm y tế Thường Xuân, đội phòng dịch huyện đã phối kết hợp với nhân dân địa phương đến năm 1996 đã bài trừ được dịch sốt rét. Từ khi có dự án lòng hồ Cửa Đặt năm 2004 hơn 100 hộ về Lương Sơn sinh sống, nên bệnh sốt rét lại đang phát triển. Nguyên nhân do các hộ ở vùng sốt sốt rét còn mang ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể chưa khỏi nên về xã lại bị sốt sốt rét.

- Các trận bão lũ lớn.

Các trận bảo lũ lớn đều ảnh hưởng cùng chung với tỉnh. Riêng chỉ có Ngày16 h 9/4 năm 1993 (Âm lịch) có một trận lốc xoáy sảy ra trên địa bàn xã Lương sơn. Cơn lốc xoáy với cường độ mạnh kèm theo mưa đá cụ thể đã gây thiệt hại cho xã là: Hơn 200 nóc nhà đã bị bê ra chỗ khác và sập đổ hoàn toàn. Hơn 200 ha lúa bị hỏng. Rất may không có ai bị chết chỉ có bị thương 4 người.Tổng thiệt hại ước tính gần một tỉ đồng năm.

- Nạn đói: Cùng chung với cả nước trên địa bàn xã chỉ sảy ra nạn đói năm 1945 (ất dậu).

II.10. Các đặc sản của địa phương.

Ở địa phương, chỉ có đặc sản cơm lam: Rất đơn giản, trước đây chỉ là những người hay đi rừng, không phải mang theo nồi và các dụng cụ để nấu cơm. Người Thái thường đem đi một bao gạo nếp, tuỳ theo ở lâu trong rừng hay nhanh, mà mang gạo nhiều ít. Trước khi làm cơm lam, người ta ngâm gạo nếp trong nước 10 đến 15 phút. Sau đó chặt một ống vàu(hoặc ống nứa) non rồi cho gạo nếp đã được ngâm vào ống, vàu (hoặc ống nứa) không được đổ nước vào ống, Vì ống vàu(hoặc ống nứa)non khi đốt lượng nước trong ống đủ để gạo chín, nút chặt miệmg đổ gạo lại. Đốt một đống củi rồi cho ống cơm lam vào để đốt. Khi đốt phải chuyển xoay đều chổ nào cũng được đốt không nên để một chỗ cháy nhiều và lửa to. Chỉ 30 đến 40 phút là ống cơm lam đã chín . Sau đó người ta bóc bớt những phần vàu(hoặc ống nứa) cháy, chỉ để lại phần giáp với cơm lam. Rất đơn giản nhưng hương vị của ống vàu(hoặc ống nứa) non rất đặc biệt khi bóc ra ta rất muốn ăn. Đặc sản đó hiện nay rất phổ biến thường đi xa người ta vẫn thường làm để làm những bữa ăn trên đường, hoặc quà bánh, biếu.

II.11. Các phong trào thi đua trên lĩnh vực kinh tế.

- Tuần lễ vàng (Sau năm 1945)

+ Trong xã năm đó không có ai ủng hộ

+ Phong trào hũ gạo tiết kiệm . Hưởng ứng phong trào hũ gạo tiết kiệm cũng đã tiết kiệm được hàng tấn gạo gửi ra tiền tuyến.

+ Phong trào bình dân học vụ. Lúc đó mọi người xuống chợ huyện phải biết đọc chữ cái mới được vào chợ. Chính vì thế mà nhiều người cũng đã biết chữ.

- Phong trào trồng cây gây rừng . Năm 1960 Hưởng ứng phong trào trồng cây gây rừng xã đã trồng được hết cây bên vệ đường, và một số đất đồi núi chọc.

III. CHÍNH TRỊ - VĂN HOÁ XÃ HỘI - GIÁO DỤC - Y TẾ.

a. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

+ Số dòng họ lớn ở địa phương:

*Gồm có dòng họ Lang, Họ Lương, Họ Vi, Họ Hà.

b. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945

- Tổ chức chính quyền:

+ Từ khi tách thành xã Lương sơn năm 1960 đến nay. Lúc đó là Uỷ ban hành chính xã Lương sơn.

* Người được bầu làm chủ tịch UBHC xã Lương sơn đầu tiên là ông............. từ năm 1960 -

* Tiếp đó đến ông:

Năm 1963 - 1965 Là Ông Vi Văn Khun

Năm 1965 - 1967 Là Ông Phạm Văn Hạnh

Năm 1967 - 1968 Là Ông Lương Xuân Phúc

Năm 1968 - 1970 Là Ông Hà Văn Tuyền

Năm 1971 - 1974 Là Ông Hà Văn Tuyền

Năm 1974 - 1976 Là Ông Lương Phi Thiên

Năm 1976 - 1978 Là Ông Vi Văn Mao.

Năm 1978 - 1982 Là Ông Hà Văn Nhân

Năm 1982 - 1986 Là Ông Trần Hợp Nhung.

Năm 1986 - 1989 Là Ông Cao Hồng Thái

Năm 1989 - 1994 Là Ông Lê Ngọc Bích

Năm 1994 - 2004 Là ông Lương Xuân Thìn

Năm 2004 - 2009 Là Ông Trần Hợp Bảng

* Phó chủ tịch UBND là các ông:

Năm 1965 - 1967 Là Ông Lương Xuân Phúc

Năm 1967 - 1968 Là Ông Lương Phi Thiên

Năm 1968 - 1970 Là Ông Lương Phi Thiên

Năm 1971 - 1974 Là Ông Phạm Văn Thái

Năm 1974 - 1976 Là Ông Vi Văn Mao

Năm 1976 - 1978 Là Ông Hà Văn Thái

Năm 1978 - 1982 Là Ông Nguyễn Hữu Bản

Năm 1982 - 1986 Là Ông Nuyễn Hữu Bản

Năm 1986 - 1989 Là Ông Lương Xuân Thìn

Năm 1989 - 1994 Là Ông Tạ Hồng Hà

Năm 1994 - 2004 Là ông Nguyễn Hữu Thuận

Năm 2004 - 2009 Là Ông Lương Xuân Thiêm Và Ông Lê Hữu Khánh

Bí Thư Đảng uỷ Xã Lương sơn qua các thời kỳ:

Trước năm 1960 Xã Lương sơn chỉ có chỉ có 2 đồng chí Đảng viên, sinh hoạt cùng chi bộ Ngọc phụng Xã Lương Ngọc cũ thuộc huyện Ngọc Lặc. Đến năm 1963, mới có chi bộ . Lúc đó ông Vi Văn Khun là bí thư chi bộ cho mãi đến năm 1968 mới có quyết định được tách thành Đảng bộ xã Lương sơn trước đây là cùng với Đảng bộ Ngọc Phụng. Lúc đó ông Lương Xuân Phúc là Bí thư Đảng uỷ đầu tiên cho đến 1974 .Tiếp đó là các ông:

Năm 1974 - 1976 Là Ông Phạm Tăng Cường

Năm 1976 - 1978 Là Ông Phạm Văn Thái

Năm 1978 - 1982 Là Ông Trần Hợp Nhung

Năm 1982 - 1986 Là Ông Hà Văn Thái

Năm 1986 - 1989 Là Ông Lê Ngọc Bích

Năm 1989 - 1994 Là Ông Lương Xuân Thìn

Năm 1994 - 2004 Là ông Trần Văn Quý

Năm 2004 - 2009 Là Ông Lê Xuân Lâm

* Thường vụ trực Đảng qua các thời kỳ:

Năm 1968 - 1977 là ông Lê Hữu Hợi

Năm 1977 - 1987 là ông Nguyễn Hữu Bản

Năm 1987 - 1990 là ông Lê Đức Thuận.

Năm 1990 - 1995 là ông Lê Đình Thắm

Năm 1995 - 1999 là ông Lương Văn Trọng

Năm 1999 - 2005 là ông Lê Xuân Lâm.

Năm 2005 - 2010 là ông Phạm Văn Thắng.

* Làm Công tác mặt trân qua các thời kỳ:(Năm 1968 - 1987 Trực Đảng kiêm công tác Mặt trận)

Năm 1968 - 1974 là ông Lê Đình Thiệng

Năm 1974 - 1977 là ông Lê Hữu Hợi

Năm 1977 - 1987 là ông Nguyễn Hữu Bản

Năm 1987 - 1990 là ông Lê Văn Gióng - Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn

Năm 1990 - 1995 Là ông Lô Văn Mão - Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn

Năm 1995 - 2002 là ông Lê Hữu Mùi - Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn

Năm 2001 - 2003 là ông Nguyễn Hữu Thảng- Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn

Năm 2003 - 2008 là Ông Nguyễn Hữu Thảng- Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn.

* Chủ Tịch Hội Phụ nữ xã qua các thời kỳ:

Năm 1969 - 1979 là bà Nguyễn Thị Quy

Năm 1979 - 1984 là Bà Lang Thị Phong

Năm 1884 - 1997 là bà Nguyễn Thị Xâm

Năm 1997 - 2001 là Bà Lê Thị Hải

Năm 2001 - 2006 là bà Lê Thị Hải

* Chủ tịch hội nông dân qua các thời kỳ

Năm 1977 - 1981 là ông Vi Văn Tiến. - Hội trưởng hội nông hội

Năm 1981 - 1991 là ông Nguyễn Văn Chuyên - Hội trưởng hội nông hội

Năm 1991 - 1998 là ông Lê Đình Tỵ - Chủ tich Hội Nông dân.

Năm 1998 - 2001 là Ông Nguyễn Hữu Thảng - Chủ tich Hội Nông dân

Năm 2001- 2002 là ông Nguyễn Hữu Thành- Chủ tich Hội Nông dân

Năm 2002 - 2006 là ông Lê Doãn Cừ. - Chủ tich Hội Nông dân

* Bí Thư Đoàn xã qua các thời kỳ:

Năm 1960 - 1964 là ông Hà Văn Toán

Năm 1964 - 1968 là ông Lê Xuân Thiết.

Năm 1968 - 1978 là ông Lê Đình Thọ

Năm 1978 - 1882 là ông Vi Hồng Inh

Năm 1982 - 1987 là ông Lê Đức Thuận

Năm 1987 - 1994 là Ông Lê Văn Nhỡ

Năm 1994 - 1999 là Ông Trần Công Hiệp

Năm 1999 - 2001 là Ông Lê Văn Ánh

Năm 2001 - 2006 là Ông Lê Đình Sự.

* Chủ Tịch Hội Cựu chiến binh qua các thời kỳ

Năm 1993 Ông Vi Quyết Thắng là chủ tịch lâm thời

Năm 1994 - 1997 ông Nguyễn Quốc Nga là chủ tịch hội cựu chiến binh

Năm 1997 - 2002 ông Hà Văn Phương là chủ tịch Hội cựu chiến binh.

Năm 2002 - 2006 ông Hoàng Xuân Hùng là chủ tịch Hội cựu chiến binh.

3.2 Văn hoá xã hội.

- Các ngày lễ, tết, của làng xã.

+ Các ngày lễ: Riêng trong làng xã không có, chỉ theo các ngày lễ nhà nước quy định .

Đó là các ngày 3 tháng 2 Ngày Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng uỷ thường phát động các phong trào lập thành tích xuất sắc, Mừng Đảng mừng xuân.

Ngày 27 tháng 2 ( ngày thày thuốc việt nam) Đảng uỷ - HĐND UBND thường đến chúc mừng các lương y, những người làm công tác y tế.

Ngày 8 tháng 3 Ngày Quốc tế phụ nữ. Hội phụ nữ xã thường tổ chức toạ đàm, phổ biến rộng rãi tới mọi chị em, vui chơi ca hát mừng ngày quốc tế phụ nữ,

Ngày 26 tháng 3 Ngày Thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh. Đoàn xã thường tổ chức các phong trào văn hoá văn nghệ, chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 4 ngày giải phóng miền Nam, ngày 1 tháng 5, ngày quốc tế lao động. Hội cựu chiến binh thường tổ chức các phong trào thể dục thể thao như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá để chào mừng ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

Ngày 19 tháng 5 (Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh) xã thường phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật Bác.

Ngày 1tháng 6 ngày quốc tế thiếu nhi. Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ, Ban giám hiệu các trường thường tổ chức trao phần thưởng động viên các cháu chăm ngoan học giỏi có thành tích trong học tập và các kỳ thi học sinh giỏi.

Ngày 27 tháng 7 (Ngày Thương binh liệt sỹ) Đảng uỷ - HĐND - UBND thường tổ chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trao quà cho tất cả: bà mẹ việt nam anh hùng, các đồng chí Thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Thường xuyên chăm lo giúp đỡ các gia đình chính sách thực hiện đúng lời dạy của Bác "Uống nước nhớ nguồn".

Ngày 19 tháng 8 và quốc khánh 2 tháng 9. Đoàn thanh niên thường tổ chức cho các cháu thiếu niên cắm trại, Ban văn hoá thường có kế hoạch cho các chi đoàn giao hữu bóng đá, bóng chuyền. Với tinh thần "Cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2 - 9 bất diệt"

Ngày 20 tháng 10 ngày phụ nữ Việt nam Hội phụ nữ xã thường tổ chức toạ đàm, phổ biến rộng rãi tới mọi chị em, vui chơi ca hát mừng ngày phụ nữ việt nam.

Ngày 20 tháng 11 (Ngày nhà giáo việt nam). Các trường trong xã thường hoạt đọng các phong trào văn hoá văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt Nam. Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ tổ chức mít tinh kỷ niệm chúc mừng ngày nhà giáo việt nam.

Ngày 22 tháng 12 (ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam). Xã thường tổ chức kỷ nệm ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam. Ban văn hoá kết hợp với Hội cựu chiến binh, xã đội, Đoàn thanh niên tổ chức cho các đơn vị trong xã thi các môn như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông , cờ tướng, cờ vua, bắn nõ, hội diễn văn nghệ quần chúng vv... và tổng kết các phong trào văn hoá văn nghệ thể dục thể thao trong năm.

+ Các ngày tết trong năm :

Tết đương lịch vào ngày 1 tháng 1 dương lịch, tết âm lịch vào các ngày 30 tháng 12 ngày cuối năm, và ngày 1,2,3 tháng 1 âm lịch (còn gọi là Tết nguyên đán).

Tết Thanh Minh(Còn gọi là tết nguyên tiêu) theo tục lệ của các làng, thì không đi tảo mộ chỉ tảo mộ vào ngày 30 tháng 12 (âm lịch hàng năm). Mà lại ăn tết vào 3 tháng 3 (âm lịch).

Ngày 5 tháng 5 âm lịch cũng ăn tết (Còn gọi là tết Đoan Ngọ).

Ngày 15 tháng 7 âm lịch(Ngày xoá tội vong nhân) theo tục lệ của làng thường hay đốt áo cho người chết.

Tết trung thu vào 15 tháng 8 (âm lịch) tết này thường hay tổ chức cho các cháu thiếu niên nhi đồng chơi các trò chơi.

- Các điều kiêng kỵ của làng xã:

+ Có những cái chung trong 2 dân tộc Mường và Thái cùng chung sống trên địa bàn xã. Khi bố, mẹ, ông, bà nội ngoại không may qua đời thì con trai hoặc con gái đến tuổi thành hôn mà muốn kết hôn thì phải được giỗ đầu tức sau 1 năm thì mới được cưới xin. Nhưng người kinh sống cùng trong xã thì khác Khi bố, mẹ, ông, bà nội ngoại không may qua đời thì con trai hoặc con gái đến tuổi thành hôn mà muốn kết hôn thì phải hết việc tức sau 3 năm thì mới được cưới xin. Nếu người nào mà không giữ được việc đó thì thường người ta cho rằng là có cưới xin thì về cũng không hay thuận vợ thuận chồng làm ăn thường không hay khá giả, hay ốm đau. Người Thái và người Mường khi đang chịu tang ông bà, bố, mẹ chỉ sau 1 tuần là có thể đến các đám cưới được . Người kinh khi đang chịu tang ông bà, bố, mẹ thường là sau 100 ngày thì mới đến các đám cưới. Ngày tết nguyên đán vào sáng mùng 1 cả 3 dân tộc ta người ta kiêng không quét nhà. Hoặc phải chọn người đến xông nhà.

Khi sinh con Người kinh thường hay kiêng sau 3 tháng mới đi làm . Nhưng người Thái khi sinh con (họ uống thuốc lá rừng) thường chỉ sau 10 ngày là họ đã đi làm rất ít trường hợp kiêng được như người kinh, kể các việc ăn uống, người Thái chỉ kiêng ăn lươn, trạch khi sinh còn những thứ khác họ vẫn ăn uống bình thường.

- Lệ làng, lệ bản, lệ Mường: Những tục lệ của người Thái, người Mường trước đây rất lạc hậu, mê tín. Thường như ốm đau hay cúng, bái, cầm vía , mời thầy cúng cầu mong cho bệnh được chóng khỏi. Người chết thường để trong nhà làm ma 3 ngày. Đám cưới thường tổ chức linh đình ăn uống cả tuần, thách cưới rất cao Từ năm 1975 tới nay thì các cấp uỷ Đảng chính quyền đã cấm những hủ tục quá lạc hậu này. Ngày nay thực hiện nếp sống văn hoá đặc biệt là từ khi khai trương làng, cơ quan văn hoá trong xã đến nay. Các hủ tục lạc hậu đã xoá bỏ được. Người chết không được để làm ma quá 24 giờ.Người mang bệnh truyền nhiễm không để quá 12 giờ. ốm đau phải đem đến trạm xá, bệnh viện, đến các thầy thuuốc để chữa bệnh tuyệt đối không được mời thầy cúng. Tổ chức cưới xin đơn giản theo nếp sống mới, không thách cưới, không ăn uống linh đình tổ chức lâu ngày, không thức, vui chơi, quá 22 giờ.

- Khoán ước, hương ước : Từ khi khai trương làng ,cơ quan văn hoá đến nay chỉ có 3 làng có hương ước 2 cơ quan có quy ước . Đều quy định theo luật

- Các gia phả : Không có

- Sắc phong : Không

- Câu đối:không

- Văn bia (văn bản viết, bản chữ hán, bản dịch): Không

- Các di tích lịch sử văn hoá - Danh thắng : Không

+ Đình : Không

+ Đền : Không

+ Nghè: Không

+ Miếu: Không

+ Am: Không

+ Điện: Không

+ Văn chỉ: Không

3.3. Giáo dục.

a. Trước cách mạng tháng 8năm 1945

- Số người biết chữ nho trong làng là khoảng hơn 20 người nhưng đã chết từ lâu.

- Số người biết chữ Thái: Nghe kể lại rằng chỉ vài ba người biết chữ Thái nhưng đẫ chết từ lâu.

- Số người đỗ đạt khoa bảng: Không.

b. Kết quả giáo dục từ năm 1958 đến nay:

* Trường tiểu học Lương sơn 1:

Năm 1958, tại xã Lương sơn, trường phổ thông đầu tiên được thành lập (Thực ra đây là 1 phân hiệu của trường Lương Ngọc , xã Lương sơn và xã Ngọc phụng ngày nay). Thời gian này nhà trường chỉ chỉ có 1 lớp 1 với 13 học sinh do thầy La Khắc Hiệu làm hiệu trưởng. Trường đóng trên địa bàn làng Phạ thuộc Thôn Trung Thành.

Đến năm học 1961 - 1962 nhà trường có đủ học sinh toàn khối (Từ lớp 1 đến lớp 4). Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Đến năm học 1966 - 1967, nhà trường đã có học sinh cấp II được học tại trường (Lớp 5 nhô) do Thầy Trần Văn Hân làm chủ nhiệm Thầy dạy cả tự nhiên và xã hội. Thầy Lê văn Bảo làm hiệu trưởng . Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Đến năm học 1967 - 1968, theo chủ trương của Đảng , nhà nước và Bộ giáo dục, nhà trường đã được tách làm 2 trường đó là trường phổ thông cấp II và trường phổ thông cấp I . Trường phổ thông cấp 1 do Thầy Nguyễn Văn Châm làm hiệu trưởng đây chính là tiền thân của trường tiểu học ngày nay. Lúc này trường có 2 khu: Khu chính đặt tại lang Phạ Thôn Trung Thành. Khu lẻ đặt tại làng Trác Thôn Ngọc Thượng. Tổng số có 10 lớp 11 giáo viên với gần 300 học sinh. Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, giặc Mỹ ném bom giữ dội miền bắc, Trường phải sơ tán vào rẫy mùn thôn Trung Thành. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Năm 1970 - 1971, nhà trường có 12 lớp, 11 giáo viên, hơn 300 học sinh. Lúc đó do chiến tranh ác liệt, thầy giáo hiệu trưởng, Nguyễn văn Châm lên đường nhập ngũ. Cô giáo lê Thị Tuân hiệu phó nhà trường lên làm hiệu trưởng. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Cho đến năm 1977 - 1978, theo chủ trương của Bộ giáo dục về việc sát nhập các trường cấp 1 và cấp II trong cùng 1 xã thì Lương sơn đã sát nhập 2 trường làm một sau 10 năm chia tách. Trường phổ thông cơ sở Lương sơn được thành lập lúc đó Thầy Trần Quốc Nghị làm hiệu trưởng. Thời kỳ này nhà trường có 30 lớp 30 giáo viên, gần 1000 học sinh . Địa điểm vẫn nằm ở làng phạ thôn Trung Thành. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên. Cũng năm học đó nhà trường được Ban định canh định cư đầu tư xây dựng 4 phòng học cấp 4 được đặt tại Thôn Ngọc Sơn . Năm 1979 - 1980 trường lại được đầu tư xây dựng thêm 4 phòng học cấp 4.

Năm 1980 - 1981 trường có 36 lớp cấp 1, 8 lớp cấp 2 gần 1800 học sinh 62 cán bộ giáo viên . Có 8 phòng học cấp 4 ở khu chính còn đâu là nhà tranh tre nứa lá. Đặc biệt là các khu lẻ không có nhà xây nào đều là tranh tre nứa lá.

Năm 1981 - 1992 trường liên tục có từ 1900 - 2200 học sinh cả 2 cấp có 48 lớp gần 70 cán bộ giáo viên. 2 cán bộ giáo viên 7 + 2 , 1 giáo viên 10 + 3, 8 giáo viên cao đẳng sư phạm, 3 giáo viên 9 + 3, 56 giáo viên 12 + 2 Địa điểm trung tâm trường vẫn nằm trên thôn Ngọc Sơn.

Năm 1992 - 1993 , do sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh trường phổ thông cơ sở Lương sơn được tách làm 2 trường đó là Trường phổ thông cơ sở do thầy Trần Đăng Sơn làm hiệu trưởng . Trường phổ thông cấp 1 Lương sơn II do Thầy Trịnh Thái Bình, làm hiệu trưởng.(Nay là trường TH Lương sơn 2).

Đến năm 1997 - 1998 Trường phổ thông cơ sở Lương sơn lại được tách làm 2 trường , đó là: Trường trung học cơ sở Lương Sơn do cô Lê Thi Loan làm hiệu trưởng. Trường tiểu học Lương sơn 1 do Thầy Nguyễn Quốc Hoàn làm hiệu trưởng. Lúc này trường tiểu học 36 lớp 43 cán bộ giáo viên. Có 3 giáo viên 9 + 3 ; 1 giáo viên đại học, 41 giáo viên 12 +2. Trường cấp II có 11 lớp, 355 học sinh.

Năm học 1999 - 2000 có 39 lớp, hơn 1000 học sinh, 47 cán bộ giáo viên - công nhân viên. Có 3 giáo viên 9 + 3 ; 1 giáo viên đại học; 43 giáo viên 12 + 2. Cơ sở vật chất vẫn như cũ.

Đến năm học 2004 - 2005 , được sự quan tâm của Đảng nhà nước, sự đóng góp của nhân dân địa phương nhà trường đã được đầu tư xây dựng 19 phòng học kiên cố, cao tầng của chương trình "Xoá tranh tre" và Dự án ADB tài trợ và như vậy nhà trường đã chuyển về khu trườn mới hiện nay. Trường luôn có trên 30 lớp và trên 700 học sinh gần 39 Cán bộ giáo viên - công nhân viên. Có 3 giáo viên đại học, 2 giáo viên cao đẳng, 34 giáo viên trung học.Tiếp như thế cho mãi đến năm học 2005 - 2006 vẫn duy trì như thế.

Thành tích của Trường tiểu học Lương sơn 1:

Năm học 1982 - 1983 đến năm học 1984 - 1985 . Trong 3 năm liền nhà trường được UBND tỉnh tặng khen là đơn vị "Tiên tiến xuất săc" các tổ trong nhà trường đều đạt tổ lao động XHCN. Năm học 1984 - 1985 được giải nhất toàn đoàn trong đợt hội thao giáo dục toàn huyện về phong trào giáo dục. Năm học 1997 - 1998 nhà trường đã được công nhận trường tiên tiến cấp huyện . Các năm tiếp theo nhà trường vẫn đạt được danh hiệu này. Năm học 2001 - 2002 nhà trường được công nhận là tiên tiến cấp tỉnh. Năm học 2002 - 2003 , trong hội khoẻ phù đổng cấp huyện nhà trường đã giành vị trí thứ 2 toàn đoàn. Từ năm học 1997- 1998 đến năm học 2005 - 2006 Có 16 cán bộ giáo viên, đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp huyện. 12 cán bộ giáo viên giỏi cấp tỉnh. 29 giáo viên giỏi cấp huyện, 122 học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh tỷ lệ học sinh lên lớp luôn đạt 96,7% trở lên . Được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là 100%. Đã đăng ký xây dựng trường chuẩn quốc gia.

*Trường trung học cơ sở Lương sơn:

Tháng 8 năm 1966, nhà trường bắt đầu có học sinh cấp II được học tại trường (Lớp 5 nhô) do Thầy Trần Văn Hân làm chủ nhiệm, thầy dạy cả tự nhiên và xã hội . Thầy Lê Văn Bảo làm hiệu trưởng. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Năm học 1967 - 1968 Cấp II có 2 lớp, đó là lớp 5 và lớp 6 tổng có 35 học sinh. Lúc đó thầy Lê Xuân Thiên dạy tự nhiên, Thầy Trần văn Hân dạy môn xã hội. Thầy Lê Văn Lưu làm hiệu trưởng. Trường được tách riêng ra cấp II.

Năm học 1968 - 1969 trường đã có 3 lớp cấp II, với 65 học sinh có 4 thầy cô giáo, do thầy Trần văn Hân làm hiệu trưởng.

Năm học 1969 - 1970 trường cấp II có 4 lớp , 95 học sinh trường vẫn đóng ở làng phạ Thôn Trung Thành. Cơ sở vật chất rất nghèo nàn trường tranh vách nứa, bàn ghế cũng luồng nứa.

Giai đoạn từ 1970 - 1977. Trường thường có 8 lớp với 245 học sinh, có 9 giáo viên Thầy Trần văn Hân làm hiệu trưởng.

Năm học 1977 - 1978, theo chủ trương của Bộ giáo dục về việc sát nhập các trường cấp 1 và cấp II trong cùng 1 xã thì Lương sơn đã sát nhập 2 trường làm một sau 10 năm chia tách. Trường phổ thông cơ sở Lương sơn được thành lập lúc đó Thầy Trần Quốc Nghị làm hiệu trưởng. Thời kỳ này nhà trường có 30 lớp 30 giáo viên, gần 1000 học sinh . Địa điểm vẫn nằm ở làng phạ thôn Trung Thành. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên. Cũng năm học đó nhà trường được Ban định canh định cư đầu tư xây dựng 4 phòng học cấp 4 được đặt tại Thôn Ngọc Sơn . Năm 1979 - 1980 trường lại được đầu tư xây dựng thêm 4 phòng học cấp 4.

Năm 1980 - 1981 trường có 36 lớp cấp 1, 8 lớp cấp 2 gần 1800 học sinh 62 cán bộ giáo viên . Có 8 phòng học cấp 4 ở khu chính còn đâu là nhà tranh tre nứa lá. Đặc biệt là các khu lẻ không có nhà xây nào đều là tranh tre nứa lá.

Năm 1981 - 1992 trường liên tục có từ 1900 - 2200 học sinh cả 2 cấp có 48 lớp gần 70 cán bộ giáo viên. Địa điểm trung tâm trường vẫn nằm trên thôn Ngọc Sơn.

Năm 1992 - 1993 , do sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh trường phổ thông cơ sở Lương sơn được tách làm 2 trường đó là Trường phổ thông cơ sở do thầy Trần Đăng Sơn làm hiệu trưởng . Trường phổ thông cấp 1 Lương sơn II do Thầy Trịnh Thái Bình, làm hiệu trưởng.(Nay là trường TH Lương sơn 2).

Năm học 1994 - 1995 số học sinh cấp II là 159 em với 5 lớp. 9 giáo viên

Năm học 1995 - 1996 số học sinh cấp II là 183 em với 6 lớp. 9 giáo viên

Năm học 1996 - 1997 có 7 lớp và 254 học sinh.11 giáo viên

Đến năm 1997 - 1998 Trường phổ thông cơ sở Lương sơn lại được tách làm 2 trường , đó là: Trường trung học cơ sở Lương Sơn do cô Lê Thi Loan làm hiệu trưởng. Trường tiểu học Lương sơn 1 do Thầy Nguyễn Quốc Hoàn làm hiệu trưởng. Lúc này trường tiểu học 36 lớp 43 cán bộ giáo viên. Trường cấp II có 11 lớp, 355 học sinh. Địa điểm này được tách ra làm 2 bên ngoài là trường trung học cơ sở Lương sơn bên trong là trường tiểu học Lương sơn 1. Về cơ sở vật chất thì trường trung học phải nhận toàn bộ tranh tre nhường 8 phòng học cấp 4 cho tiểu học Lương sơn 1.

Giai đoạn từ năm 1998 - 2001 số học sinh phát triển mạnh mẽ từ 11 lớp đã lên tới 16 lớp. 18 cán bộ giáo viên, 1 giáo viên 10 + 2 17 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm. Về cơ sở vật chất vẫn như vậy

Năm học 2001 - 2002 Trường trung học Lương sơn được chuyển vào khu địa điểm mới cũng thuộc địa phận Ngọc sơn. Cơ sở vật chất đều tranh tre nứa lá. Cô Lê Thị Loan làm hiệu trưởng với 18 lớp hơn 652 học sinh. 21 cán bộ giáo viên. Có 1 Giáo viên có trình độ Đại học, 20 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm.

Năm học 2002 - 2003 , trường có 19 lớp với 667 học sinh và 30 cán bộ giáo viên. Có 3 giáo viên có trình độ đại học , 27 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm.

Năm học 2003 - 2004 nhà trường đã có 20 lớp với 667 học sinh và 32 cán bộ giáo viên. Có 4 giáo viên có trình độ đại học 27 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, 1 công nhân viên có trình độ trung học. Được sự quan tâm của Đảng nhà nước Trường trung học cơ sở Lương sơn được dự án CI DA CANADA tài trợ đã xây được 20 phòng học 2 tầng kiên cố. 1 nhà văn phòng với tổng vốn xây dựng 1.350.000.000đồng.

Năm học 2004 - 2005 với 20 lớp học 35 cán bộ giáo viên, Có 4 giáo viên có trình độ đại học 30 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, 1 công nhân viên có trình độ trung học.(Có 4 giáo viên đang hàm thụ đại học). Ngày 15 tháng 8 năm 2004 nhà trường được bàn giao 20 phòng học 2 tầng và 5 gian nhà hiệu bộ với đầy đủ các điều kiện, phương tiện bàn ghế, điện thắp sáng, quạt trần. Cũng năm này nhà trường được Công Đoàn giáo dục huyện Thường Xuân xây cho 5 phòng cấp 4 nhà ở giáo viên. Đảng uỷ HĐND - UBND đã xây dựng cho trường trung học toàn bộ tường rào đường trước và cổng ra vào có cánh cửa sắt, đường ra lối vào đã được lát gạch láng xi măng.

Năm học 2005 - 2006 với 20 lớp học 35 cán bộ giáo viên, vẫn là cô Lê Thị Loan làm hiệu trưởng. Có 4 giáo viên có trình độ đại học 30 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, 1 công nhân viên có trình độ trung học.(Có 4 giáo viên đang hàm thụ đại học). 1 Giáo viên đang học co học. Cơ sở vật chất khang trang, có tương đối đầy đủ các phương tiện dạy và học. Được dự án ADB tài trợ xây dựng tiếp 3 phòng học cấp 4A để cho học các môn phụ như: nhạc, , thí nghiệm.

Thành tích đạt được của trường:

Năm học 1969 có 15 em dự thi tốt nghiệp đã đậu 14 em. cũng năm này có 4 em đậu vào trường 7 + 3 và 7 + 2.

Năm 1970 - 1971. Trường đạt tiên tiến cấp huyện, Công Đoàn xuất sắc của ngành giáo dục.

Năm học 1982 - 1983 đến năm học 1984 - 1985 . Trong 3 năm liền nhà trường được UBND tỉnh tặng khen là đơn vị "Tiên tiến xuất săc" các tổ trong nhà trường đều đạt tổ lao động XHCN. Năm học 1984 - 1985 được giải nhất toàn đoàn trong đợt hội thao giáo dục toàn huyện về phong trào giáo dục.

Năm học 1997 - 1998 có 2 học sinh là học sinh giỏi tuyến huyện. tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp lớp 9 là 92,5%.

Năm học 2001 - 2002 có 3 em học sinh giỏi cấp huyện. 95 em học sinh lớp 9 dự thi tốt nghiệp đạt 98%.

Năm học 2002 - 2003 Có 5 em học sinh giỏi cấp huyện 1 học sinh giỏi cấp tỉnh.. Học sinh lớp 9 đật tốt nghiệp đạt 92%.

Năm học 2003 - 2004. Có 5 học sinh giỏi cấp huyện , 4 đồng chí giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Tỷ lệ học sinh dự thi tốt nghiệp lớp 9 là 92,3%.

Năm học 2004 - 2005. Có 4 giáo viên có giờ dạy giỏi tuyến huyện, 1 giáo viên có giờ dạy giỏi tỉnh. 1 chiến sỹ thi đua. Công Đoan nhà trường 2 năm liền đạt xuất sắc của liên đoàn huyện. Trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện. Có 11 học sinh giỏi cấp huyện ở các môn, có 2 em học sinh giỏi năng khứu cấp tỉnh về năng khứu. lớp 9 thi tốt nghiệp đạt 99, 3%. Trường đã hoàn thành phổ cập trung học.

*Trường tiểu học Lương sơn II

Năm 1992 - 1993 , do sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh trường phổ thông cơ sở Lương sơn được tách làm 2 trường đó là Trường phổ thông cơ sở do thầy Trần Đăng Sơn làm hiệu trưởng . Trường phổ thông cấp 1 Lương sơn II do Thầy Trịnh Thái Bình, làm hiệu trưởng.(Nay là trường TH Lương sơn 2). Gồm có học sinh 2 thôn đó là thôn Lương Thịnh và Thôn Ngọc Thượng. Trường chính được đặt tai trung tâm thôn Lương Thịnh. khu lẻ đặt tai làng Trác Thôn Ngọc Thượng. Trường liên có từ 8 đến 10 lớp, 230 - 275 học sinh với 13 cán bộ giáo viên. Trình độ đào tạo có 1 thầy Trình độ cao học. 2 thày trình độ đại học. 10 giáo viên trung học .

- Số học sinh giỏi cấp quốc gia qua các năm: Không

- Số trường đạt chuẩn quốc gia : Không.

34. Y tế:

a. Công tác phát triển y tế từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay:

- Tram y tế xã có 1 trâm y tế, được thành lập tháng 6 năm 1958

- Tổng số cán bộ: 3 ;

- Trình độ đào tạo : Sơ học.

- Giường bệnh: Có 2 giường.

- Ông Lương Phú Xuân làm trưởng trạm.

* Đến năm 1966 , trạm y tế do ông Vi Quyết Chiến; y sỹ làm trưởng trạm.

- Có 4 cán bộ 1 y sỹ và 3 y tá sơ học; 3 giường bệnh.

* Từ năm 1975 - 1980 . Trạm y tế có 4 cán bộ do ông Lê văn Dong Y sỹ làm trưởng trạm. 3 cán bộ sơ học. 4 giường bệnh.

*Từ năm 1981 - 1987. Trạm y tế có 3 cán bộ do ông Vi Quyết Chiến Y sỹ làm trưởng trạm , 2 cán bộ sơ học, 4 giường bệnh.

* Từ năm 1987 - 2006 trạm y tế có 7 cán bộ , 6 giường bệnh, do bà Tạ Thị Thành làm trạm trưởng.

b. Thành tích đạt được trong những năm qua:

- Được sở y tế tỉnh Thanh hoá khen.

- Đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2005.

- Có vườn thuốc đông y với 60 cây thuốc các loại chữa các bệnh thông thường tại trạm y tế.

IV ĐẤU TRANH CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM TỪ XƯA ĐẾN NAY.

Không có sử sách nào, ghi lại các cuộc đấu tranh, chống giặc ngoại xâm, từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 về trước, và các cụ cao niên trong làng, xã, cũng không rõ đối với xã Lương sơn .

4.1. Trong kháng chiến chống Pháp:

a) Những đóng góp về người:

- Dân công xe thồ

1. Ông: Tạ Hồng Nhâm.

2. Ông: Hoàng Trọng Thuỵ

3. Ông: Phạm Hữu Nhã.

- Những người tham gia kháng chiến chống Pháp:

TT

HỌ VÀ TÊN

NĂM SINH

NHẬP NGŨ

ĐƠN VỊ NHẬP NGŨ

XUẤT NGŨ

CƯ TRÚ

GHI CHÚ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Lương Văn Liên

1931

4/1948

D.118

8/1950

L. Thiện

2

LươngXuân Sang

1933

6/1953

E.359

2/1959

L. Thiện

3

Lang Văn Toan

1926

3/1948

D.118

8/1951

M.Ngoc

4

Đỗ Văn Khuê

1928

3/1951

D.304

3/1959

N. Sơn

5

Vi Văn Hắng

1924

9/1946

D118

5/1954

L. Thiện

6

Nguyễn viết Hợi

1934

8/1952

D.305

7/1957

T.Thành

7

Trần Hợp Ngãi

1934

10/1953

F.308

10/1957

N.Sơn

8

Lê Đình Tỵ

1927

9/1949

F.325

5/1955

M.Quang

10

Lê Xuân Lương

1923

2/1949

E.57

6/1956

N.sơn

11

Nguyễn Hữu ỷ

1926

2/1949

2/1949

9/1958

N.Sơn

12

Trịnh Huy Văn

1920

4/1947

E.57

8/1956

M.Quang

13

Trương Đình Sáu

1929

6/1952

F.335

7/1958

L.Thiện

14

Hà Đình Ty

1921

6/1950

E.44

5/1954

L.Thiện

15

Đỗ Xuân Khoán

1918

5/1951

C.140

2/1955

M.Quang

16

Lê Xuân Sừ

1926

4/1947

F.308

6/1950

T.Thành

17

Lò Xuân Quy

1923

4/1948

D.118

8/1950

T. Thành

18

Phạm Văn Bằng

1923

9/1954

D.325

9/1959

T.Thành

19

PhạmTăngCường

1930

3/1948

D.118

8/1951

L.Thịnh

20

Vi Minh Tiến

1930

3/1948

D.118

8/1951

L.Thịnh

21

Hà Văn Thưởng

1926

3/1948

D.118

8/1951

M.Ngọc

22

Ngô Văn Mão

1927

2/1952

D.304

1/1960

N.Sơn

23

Lê Hữu Mùi

1928

6/1952

F.335

7/1958

L.Thiện

24

Lương Văn Phú

1927

9/1954

D.325

9/1959

T.Thành

25

NguyễnNgọcTưởng

1924

2/1949

E.57

6/1956

N.sơn

26

Thiều Đình Kịch

1931

8/1952

D.305

7/1957

T.Thành

27

Nguyễn Hữu Bính

1929

8/1952

D.305

7/1957

T.Thành

28

Chu Văn Bàn

1926

4/1948

F.335

9/ 1958

T.Thành

29

La Xuân Minh

1933

6/1953

E.359

2/1959

L. Thiện

30

Trần Hợp Khải

1934

10/1953

F.308

10/1957

N.Sơn

31

Trần Hợp Đạt

1927

2/1949

E.57

6/1956

N.sơn

32

Hoàng Viết Dốc

1930

9/1952

F.325

5/1958

L.Thịnh

33

Nguyễn Hữu Bính

1929

6/1952

F.335

7/1958

L.Thịnh

34

Lò Xuân Tranh

1930

4/1948

D.118

8/1950

L.Thịnh

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

35

HuỳnhThanhQuảng

1926

4/1948

F.335

9/ 1958

N.Sơn

36

Lương Văn Thanh

1923

9/1954

D.325

9/1959

T.Thành

37

Lương Xuân Như

1911

4/1948

D.118

8/1950

L.Thịnh

(L.sỹ)

38

Lê Đình Vát

1927

5/1949

N.Sơn

(L.sỹ)

39

Hà Văn Thọ

1920

4/1948

N./Thượng

(L.sỹ)

b. Những đóng góp về kinh tế: Khôngcó ai rõ và cũng không có sách để lại.

4.2. Từ Năm 1954 đến 1975:

+ Số Lượng dân công hoả tuyến:

1. Ông: Phạm Hữu Trung Thôn Lương Thịnh.

2. Bà: Trần Thị Tiền Thôn Lương Thịnh.

3. Bà: Lê Thị Thanh Thôn Ngọc Sơn.

4. Bà: Lê Thị Hoàn Thôn Minh Quang.

5. Ông: Lê Đình Thành Thôn Minh Quang.

+ Thanh niên xung phong:

1. Bà: Trịnh Thị Minh Thôn Ngọc Thượng

2. Bà: Phạm Thị Đua Thôn Lương Thịnh.

3. Bà: Phạm Thị Lợi Thôn Lương Thịnh.

4. Bà: Lường Thị Tâm Thôn Lương Thịnh.

5. Bà: Hà Thị Tiến Thôn Lương Thịnh.

6. Ông: Vi Minh Tâm Thôn Lương Thịnh.

7. Bà: Lang Thị Thanh Thôn Ngọc Sơn.

8. Bà: Lê Thị Hoà Thôn Ngọc Sơn.

9. Bà: Phạm Thị Hạnh Thôn Lương Thiện

10.Bà: Vũ Thị Nhắn Thôn Trung Thành.

11.Bà: Hoàng Thị Thảnh Thôn Minh Quang.

12.Bà: Nguyễn Thị Hảo Thôn Ming Quang.

13. Bà: Hà Thị Hồng Thôn Minh Ngọc.

14. Bà: Lương Thị Thanh Thôn Minh Ngọc.

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ LƯƠNG SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ

XÃ LƯƠNG SƠN HUYỆN THƯỜNG XUÂN

I ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – HÀNH CHÍNH.

1.1/ Địa giới xã:

Lương sơn là một xã miền núi, nằm ở phía tây huyện Thường xuân cách trung tâm huyện 12 km.

- Phía Đông nam giáp xã Ngọc Phụng huyện Thường xuân.

- Phía Nam giáp xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân.

- Phía Tây nam Giáp lòng hồ Cửa Đặt.

- Phía Tây giáp xã Yên nhân, huyện Thường Xuân.

- Phía Tây Bắc giáp xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh.

- Phía Bắc giáp xã Vân Nam huyện Ngọc Lặc.

- Phía Đông bắc giáp xã Nguyệt ấn, huyện Ngọc Lặc.

- Phía Đông giáp xã Phùng giáo, huyện Ngọc Lặc.

Trước kia có 7 HTX. Năm 2001 Thực hiện Nghị quyết 09 của tỉnh Uỷ Thanh Hoá. Về việc chuyển đổi thành Thôn bản xoá bỏ HTX kiểu cũ với bộ máy cồng kềnh lạc hậu. Đã chuyển thành 7 thôn đó là:

1) Thôn Ngọc Thượng: Có 3 Làng là : Làng Trác trong; Làng Trác ngoài; làng Hón mỏ.

2) Thôn Lương Thịnh: Có 4 Làng là: Làng Làu; Làng ón; Làng Cóc; Làng cướm

3) Thôn Ngọc Sơn: Có 4 Làng: Làng Đồng Thành; Làng Trại bò; Làng Chiềng;Làng Mới

4) Thôn Lương Thiện: 3 Làng: Làng Pheo; Làng Na lố; Làng Chiềng mòn.

5) Thôn Trung Thành: 3 Làng: Làng Cáy; Làng Phả; Làng Băng khoai.

6) Thôn Minh Quang : Có 2 Làng là Làng Nguồn và Làng Nam Hà;

7) Thôn Minh Ngọc: Có 1 Làng: Là Làng Chẩm.

* Xã Lương sơn trước năm 1960 là xã Lương Ngọc thuộc huyện Ngọc Lặc gồm Xã Lương sơn và xã Ngọc Phụng. Năm 1963 tách xã Lương Ngọc Thành Xã Ngọc Phụng và xã Lương sơn Thuộc huyện Thường xuân.

1.2/ Địa hình và điều kiện tự nhiên.

* Lương sơn là một xã nằm trong một thung lũng có đồi núi bao bọc xung quanh .

* Phía đông nam có đồi Pù xèo. Có cao so với mực nước biển 701 m

* Phía Nam có đồi pù Chẩm . Có cao so với mực nước biển 691 m

* Phía Tây và Tây Nam có dãy đồi Pù khoài.

* Phía Tây bắc có dãy pù Tôn.

* Phía bắc có dãy đồi bà.

* Phía Đông bắc có dãy đồi đá đụn.

* Có một con suối lớn, có tên là “Hón Giường ”. Bắt nguồn từ Pù khoài Thôn Ngọc Thượng. Chảy qua 6 Thôn trong xã đó là Thôn Ngọc Thượng, Thôn Lương Thịnh, Thôn Ngọc Sơn, Thôn Lương Thiện, Thôn Trung Thành, Thôn Minh Quang. Chảy qua một phần đất xã Ngọc phụng rồi đổ ra sông âm. Có chiều dài 18 km, Chảy qua địa phận xã 13km. Nó có tác dụng cung cấp nước tưới những năm hạn và cũng là tiêu úng cho toàn bộ diện tích lúa xã lương sơn mỗi khi mùa lũ lụt đến.

Trước đây chủ yếu đồi núi chọc, chỉ còn một số ít rừng tự nhiên nhưng chỉ là rừng tái sinh. Năm 1994 nhờ có dự án 327 về việc giao đất giao rừng cho người lao động để khoanh nuôi bảo vệ rừng, cấm phát nương làm rẫy, trồng hết diện tích đồi núi chọc. Nên diện tích đồi núi Lương sơn mới trả lại được màu xanh cho rừng.

* Có tổng diện tích tự nhiên là: 8173,69 ha.

Trong đó:

+ Đất nông nghiệp là: 921,68 ha.( Đất 1 lúa và 2 lúa/vụ)

+ Đất Lâm nghiệp: 6208,34 ha.( Rừng tự nhiên là 2370 ha, rừng trồng 3838,34 ha)

+ Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày: 421,33 ha ( Chủ yếu là cây mía).

+ Đất trồng cây công nghiệp dài ngày: 322,36 ha.

+ Đất Thổ cư, công trình công cộng, phi nông nghiệp là 743, 69 ha.

* Lâm Thổ sản chủ yếu: Là luồng và nứa.

* Khí hậu: Lương sơn mang khí hậu miền núi phía bắc khu bốn.

1.3/ Dân số:

Tổng toàn xã có 1630 hộ với 8478 khẩu. Mật độ dân số 100người/km2

Có 3 dân tộc sinh sống với nhau: Dân tộc Thái Chiếm 58% dân số; Dân tộc kinh chiếm 37% dân số; Dân tộc Mường chiếm 5% dân số. Chủ yếu phát nương làm rẫy để sinh sống.

Trước năm 1945 chí có 287 hộ với 1738khẩu. 100% là dân tộc Thái. Có các dòng họ: Họ Lang; Họ Lương; Họ Lò; Họ Vi; Họ Hà. Họ Lương Là đông nhất Tiếp đến Họ Lang, còn các họ còn lại dân số tương đương bằng nhau. Chủ yếu sống ở các làng: Làng Trác nay là Thôn Ngọc Thượng; Làng làu, Làng ón, Làng Cóc nay là Thôn Lương Thịnh; Làng Chiềng(Chủ yếu là họ Lang) nay là Thôn Ngọc Sơn; Làng Pheo nay là Thôn Lương Thiện Làng Phả, Làng Cáy nay là Thôn Trung Thành; Làng Nguồn nay là Thôn Minh Quang; Làng Chẩm nay là Thôn Minh Ngọc.

Năm 1961 có 5 hộ họ Phạm dân tộc Mường từ Ngọc Lặc chuyển đến sinh sống, di cư đến làng phả HTX Trung Thành.

Năm 1962 Có 3 gia đình quê ở Thiệu đô - Thiệu Hoá - Thanh Hoá lên xã Lương sơn sinh sống. Nguyên nhân là do 3 gia đình này trước đó thường lên Lương sơn đi bè (Tức lên rừng chặt củi, nứa, gỗ rồi vận chuyển bằng đường suối, đường sông về quê). Thấy vùng này người ít đất rộng lại trù phú mầu mỡ nên đã đem toàn bộ gia đình lên sinh sống.

Hai hộ lên HTX Lương Thịnh đều là họ Lê Đăng. 1 hộ ở HTX Lương Thiện là Họ Đinh

Năm 1963 đã có 14 hộ từ Thiệu đô - Thiệu Hoá - Thanh Hoá lên xã sinh sống, đều là anh em nội ngoại 3 gia đình lên trước. Vì 3 gia đình lên trước sau 1 năm ở Lương sơn làm ăn sinh sống kinh tế đã ổn định. Chính vì thế mà đã kéo thêm các gia đình kia lên Lương sơn sinh sống. Chủ yếu sống ở Làng làu, Làng ón HTX Lương Thịnh, Làng Pheo HTX Lương Thiện, Làng Đồng thành Thôn Ngọc Sơn, Làng Nguồn HTX Minh Quang. Gồm những dòng họ: Họ Lê, Họ Nguyễn, Họ Hoàng, Họ Trần.

Năm 1965 nhờ có chính sách định canh định cư của Đảng. Xã Thiệu đô huyện Thiệu Hoá đã chuyển lên Lương sơn 36 hộ lên khai hoang phục hoá. Sinh sống ở 5 HTX trong xã đó là : HTX Lương Thịnh ; HTX Ngọc Sơn; HTX Lương Thiện; HTX Trung Thành; HTX Minh Quang. Chủ yếu các dòng họ Họ Nguyễn, Họ Hoàng, Họ Trần, Họ Đinh, Họ Lê, Họ Đào.

Năm 1966 Nông Trường Sông âm đã sang Lương sơn mở rộng diện tích có 3 đội sản xuất, với 1500 người . Trồng cây lương thực: Trồng lúa nước, trồng Ngô, cây cây cao lương, cây sắn và cây dong giềng. Một trang trại chăn nuôi bò. Một đội máy cày kéo. Diện tích được mở rất rộng với diện tích nông nghiệp hiện nay của xã chiếm 2/3 là diện tích của nông trường bàn giao lại.

Năm 1967 kinh tế Lương sơn phát triển, chính vì thế mà có 8 hộ xã Thiệu đô huyện Thiệu Hoá định cư lên xã Vạn Xuân huyện Thường Xuân năm 1965 lại chuyển sang Lương sơn sinh sống đều là anh em họ hàng với những hộ đang sinh sống ở Lương sơn. Chủ yếu ở 3 HTX đó là HTX Lương Thịnh, HTX Ngọc Sơn, HTX Lương Thiện.

Năm 1968 Có 6 hộ từ Xuân Mỹ chuyển sang Lương sơn. Có gốc từ xã Thiệu Nguyên huyện Thiệu hoá tỉnh Thanh Hoá định cư lên Xuân Mỹ từ năm 1965 do không phát triển kinh tế được. Những hộ này chủ yếu ở Băng khoai (Nay thành làng Băng Khoai Thôn Trung Thành). Mang dòng họ Nguyễn; Họ Thiều.

Năm 1969 có 3 hộ quê ở Thiệu Toán huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá lên Lương sơn. Trú cư tại HTX Lương Thịnh. Đều mang họ Phạm.

Năm 1975 các đội sản xuất của Nông Trường Sông âm rút toàn bộ về nông Trường Sông âm. Bàn giao hết số diện tích cho UBND xã Lương sơn. Có 6 hộ ở lại Lương sơn sinh sống.

Năm 1978 nhà nước lại có chính sách định canh định cư. ở xã Thiệu đô huyện Thiệu hoá tỉnh Thanh Hóa. Có 106 hộ lên Xã Lương sơn sinh sống. Mang dòng họ: Họ Lê; Họ Nguyễn; Họ Hoàng; Họ Trần; Họ Đinh; Họ Tống; Họ Phạm; Họ Chu; Họ Cao; Họ Đào; Họ Đỗ; ở trên khắp 7 HTX.

HTX Ngọc Thượng Khai Hoang khu Hón mỏ và ở đất của Nông Trường. Nay thành làng Hón Mỏ “Hón Mỏ là nơi khai thác mỏ đồng, từ thời Thực dân pháp”.

HTX Lương Thịnh ở khu đồng Cướm cũng là đất của Nông Trường Sông âm cũ. Nay là làng Cướm Thôn Lương Thịnh, ở khu Na Hiêng tức mở rộng làng Cóc.

HTX Ngọc Sơn ở khu Trại Bò của Nông Trường cũ nay là Làng Trại Bò Thôn Ngọc sơn,

một số hộ ở giáp với khu đội 1 Nông Trường cả những hộ định cư lên năm 1965 Nay Thành Cụm 1 Thôn Ngọc Sơn.

HTX Lương Thiện một số hộ ở trong khu Na lố Nay là cụm 5 Thôn Lương Thiện

HTX Trung Thành ở khu rẫy Mùn (Nay thành khu rẫy Mùn) và một số hộ ở ngã 3 Lương sơn buôn bán.

HTX Minh Quang ở thêm vào làng Nguồn mở rộng vào bên trong.

HTX Minh Ngọc ở khu Nam hà cũng là đất của Nông Trường sông âm để lại ( Khu này nhiều công nhân người hà Nam sinh sống thời nông trường).

Năm 1979 – 1980 Một số hộ di dân tự do từ xã Thọ Diên xã Xuân Thành - Thọ xuân, xã Thiệu Duy – huyện Thiệu Hoá lên Khu Hón Muối sinh sống nay Thành Cụm 3 Thôn Minh Quang. Mang dòng họ Trịnh, Họ Lê.

1.4/ Diện tích:

1) Thôn Ngọc Thượng: + Đất nông nghiệp : 95 ha.

+ Đất Lâm Nghiệp : 688 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 80 ha

2) Thôn Lương Thịnh: + Đất nông nghiệp : 115 ha.

+ Đất Lâm nghiệp: 560 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 90 ha.

3) Thôn Ngọc Sơn: + Đất nông nghiệp: 213 ha

+ Đất lâm nghiệp: 382 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 130 ha

4) Thôn Lương Thiện: + Đất nông nghiệp: 210 ha

+ Đất lâm nghiệp: 445 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 120 ha

5) Thôn Trung Thành: + Đất nông nghiệp: 150 ha

+ Đất lâm nghiệp: 3130, 02 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 173 ha

+ Đất chưa sử dụng 299,98 ha

6) Thôn Minh Quang: + Đất nông nghiệp: 95 ha

+ Đất lâm nghiệp: 462 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 90 ha

7) Thôn Minh Ngọc: + Đất nông nghiệp: 43,68 ha

+ Đất lâm nghiệp: 540,32 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 60,69 ha

II KINH TẾ

2.1 Giao thông vận tải thuỷ bộ.

Xã Lương sơn không có đường thuỷ, đường sắt, đường liên Tỉnh. Chỉ có đường Tỉnh lộ 507 Bái Thượng đi biên giới Bát Mọt. Chạy qua xã với chiều dài 16 km. Làm tuyến đường này sau khi thực dân pháp làm xong đập Bái Thượng. Năm 2001 sửa lại dải cấp phối thông biên giới. Nay dự án lòng Hồ cửa Đặt làm đập phụ dốc Cáy tuyến đường này đang làm lại. Chạy từ trung tâm huyện Thường Xuân đi dốc Cáy qua địa phận xã Lương Sơn 7 km. Với mặt đường rộng 9m, dãi nhựa có thoát nước 2 bên. Dự kiến năm 2008 sẽ hoàn chỉnh đưa vào sử dụng.

Từ trung tâm xã Lương sơn, có một tuyến đường đi xã Giao Thiện dài 7 km, thông tới huyện Lang Chánh. Tuyến đường này làm từ năm 1975. Đường này trước đây chỉ là tuyến đường đất san ủi, phục vụ cho khai thác lâm sản của Lâm Trường Pù Rinh. Các cống qua đường chỉ kè đá và đập tràn. Năm 1998 Dự án Định canh định cư đã đổ cầu cống bê tông toàn bộ. Năm 2001 Dự án đường giao thông liên Thôn đã dải cấp phối từ trung tâm xã đi làng Trác thông với thuyến đường đi xã Giao Thiện huyện Lang Chánh.

Năm 2005 tuyến đường này đã khảo sát là đường tránh đập phụ dốc Cáy thông tuyến biên Giới từ Bái Thượng đi Bát Mọt. Từ 1 tháng 4 năm 2006 tuyến đường này đã có quyết định phê chuẩn đường thông từ quốc lộ 47 đi biên giới Việt Lào.

Đường liên Thôn toàn xã có tổng chiều dài toàn xã là 58 km.

Thôn Minh Ngọc: Từ đường 507 chạy qua một phần của Làng Nam Hà, Thôn Minh Quang vào tận Làng Chẩm. Với chiều dài 4 km. Từ đường 507 vào 400m, đường này chia làm 2 tuyến một tuyến vào trung tâm Thôn, một tuyến đi lên khu Phân Xanh, dài 2 km. Đường này chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển mía. Khu này với 36 ha đất trồng mía nguyên liệu cho nhà Máy Đường Lam sơn. Đi sâu vào khoảng 1km có thêm 1 tuyến đường tiếp tục vào khu đồi trồng mía, với diện tích 67 ha. Còn lại tuyến đường 2,6km vào trung tâm làng Chẩm. Tổng đường trong Thôn Minh Ngọc là 8km. Trước đây là đường mòn chỉ đi bộ, rất khó khăn, nhất là mùa mưa lũ. Từ khi phát triển trồng mía, cho nhà máy đường Lam Sơn. Năm 2000, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền xã, và hỗ trợ của Công ty cổ phần Mía đường Lam sơn đã đầu tư xây dựng tuyến đường này. Nên đi lại dễ dàng. Phương tiện đi lại đến Làng bằng ô tô, xe máy.

Thôn Minh Quang: Thôn Có tuyến đường 507 qua Thôn với chiều dài 5km. Dân chủ yếu ở hai bên đường. Từ đường 507 có 1 tuyến chạy qua nhà văn hoá, rồi đi quanh làng Nguồn, với chiều dài 3 km. Có 1 tuyến từ đường 507 đi vào đường đập Biềng với chiều dài 1 km. Trước đây 2 tuyến đường này chủ yếu chỉ là đi bộ . Năm 1995 đã được sửa sang lại. Phương tiện đi vào lang bằng ô tô và xe máy được. Tổng đường liên Thôn Ming quang là 4 km.

Thôn Trung Thành : Là Thôn có Trụ sở UBND đóng trên địa bàn. Có tuyến đường 507 chạy qua. Với chiều dài là 9 km ( Trước năm 2005 chỉ có 2 km, khi dự án di dân lòng Hồ cửa Đặt xã Xuân Khao nằm trong vùng ngập của lòng hồ. Nên năm 2005 bàn giao lại cho xã Lương sơn. Địa phận này xã Lương Sơn bàn giao lại cho Thôn Trung Thành)

Đường trong Thôn: Có 4 tuyến đường . Tuyến 1 cách ngã ba Lương Sơn theo đường 507 vào 50 m rẽ phải (Theo chiều dưới lên) đi vào trong Làng Phạ, thông với Thôn Ngọc Sơn. Với chiều dài đường là 2 km. Tuyến 2 từ ngã ba tuyến 1, đi theo đường 507 vào 50 m, rẽ phải (Theo chiều dưới lên). Tuyến này đi qua nhà văn hoá Thôn Trung Thành, thông với tuyến 1, vào trong rẫy Mùn, thông với thôn Ngọc Sơn. Với chiều dài 3 km. Tuyến 3 theo đường 507, cách tuyến 2 khoảng 500m rẽ trái (Theo chiều dưới lên). Đường này vào làng Cáy và thông tới đồi Cơ Giới thông viới Thôn Minh Quang, với chiều dài 3 km. Tuyến 4: Từ trung tâm ngã ba Lương sơn vào theo đương liên xã đi Giao Thiện 100 m có tuyến đường vào Băng Khoai thông với tuyến 1. Tổng chiều dài là 1km.

Các tuyến này trước năm 2000 đều đi lại khó khăn chủ yếu chỉ đi bộ và xe đạp, ô tô và xe máy hầu như không đi được. Sau năm 2000, Đảng và chính quyền địa phương đã mở các chiến dịch làm đường giao thông liên Thôn. Nên từ năm đó đến nay, phương tiên ô tô xe máy đều đi lại được trong Thôn được. Toàn Thôn có đường liên Thôn là 9 km, 9 km đường 507. 1 km đường liên xã.

Thộn Ngọc Sơn: Có tuyến đường Liên Xã đi Giao Thiện Lang Chánh. Với chiều dài là 3 km. Cách ngã ba Lương sơn 500m là ngã tư Ngọc Sơn. Gồm rẽ phải là tuyến 1 Ngọc Sơn đi vào Thôn Lương thiện, qua địa phận Ngọc sơn 1 km. Tuyến 2 từ ngã tư rẽ trái đi vào cụm 1 Ngọc Sơn , đến đây chia làm 2 tuyến. Một tuyến thông với thôn Trung Thành, chiều dài 2 km. Một tuyến qua cụm 2 , cụm 3, thông với Thôn Lương Thịnh. Với chiều dài 3 km. Mới được dải cấp phối năm 2005. Theo đường Liên xã từ ngã tư vào 600m có một ngã ba rẽ phải là tuyến 3vào cụm 4 Đồng Thành Ngọc Sơn với chiều dài 1 km. Tiếp tục theo đường liên xã vào 500 m có một ngã tư, rẽ trái là vào cum 2 Ngọc sơn, thông với tuyến 2. Chiều dài 500m. Rẽ phải là tuyến vào nghĩa địa thông với tuyến 3 đi hết cụm 4 Đồng Thành thông tới Lương Thịnh. Chiều dài tuyến 4 này là 4km. Mới được dải cấp phối.Tổng toàn Thôn Ngọc sơn 10 km trong đó có 7 km dải cấp phối năm 2005 theo dự án Lâm nghiệp ADB tài trợ nhân dân đóng góp 10 %. Trong Thôn có 2 km liên xã. Phương tiên ra vào Thôn đều đi được bằng ô tô xe máy.

Thôn Lương thiện: Có 1 km đường liên xã đi Giao Thiện . Tuyến 1 Lương Thiện từ tuyến 1 Ngọc sơn đi vào cụm 2 Lương Thiện (Làng pheo) dài 1 km. Tuyến này làm từ năm 1980. Tuyến 2 từ đường liên xã rẽ phải đi vào 400m gặp tuyến 1, đi thẳng 100m có một ngã ba rẽ trái đây là tuyến 3 đi ra cánh đồng lúa Na Sán. Tuyến này 1km. Tiếp tục tuyến 2 qua ngã ba tuyến 3 vào cụm 2 khoảng 200m có một ngã ba rẽ phải, đi vào cụm 3 thông với cụm 4 và 5 tuyến này là tuyến 4 với chiều dài 3 km. Tiếp tục theo tuyến 2 vào 300m có một ngã ba rẽ trái đi vào cụm 1 đến đập Hón Sán, thông với tuyến 8. Tuyến này là tuyến 5 với chiều dài 2 km. Theo tuyến 2 đi vào tiếp 3 00 m có một ngã 3 rẽ trái là tuyến 6 thông với tuyến chiều dài 2 km. Tiếp tục tuyến 2 đi qua nhà văn hoá Thôn Lương thiện vào 500 m có một ngã ba đi thẳng đến cụm 5 rẽ phải thông với cụm 3 thẳng xuống tới hón muối Thôn Minh Quang ra đường 507. Tuyến này làm năm 2002. Tuyến 6 này dài 6 km. Từ ngã 3 tuyến 2 đi vào cụm 6 Lương Thiện 300 m có ngã ba thông với tuyến 3, đi tiếp vào đến làng Chiềng Mòn , đập hón Sán, thông với tuyến 5 là tuyến 8. chiều dài 2 km.

Toàn bộ đường liên Thôn, Lương Thiện, trước đây là đường mòn chỉ đi bộ, gánh gồng phục vụ sản xuất. Ô tô và xe máy không qua lại được. Năm 2000 đến nay, khi nhân dân làm mía cho nhà Máy Đường Lam Sơn, được sự quan tâm của chính quyền địa phương , và các hộ trồng mía cho nhà máy đường tự bỏ tiền san ủi vận chuyển mía nên đường đã được sửa lại ô tô mới đi ra vào được để vận chuyển mía. Toàn Thôn có 2 km đường dải cấp phối. còn lại là san ủi đường đất.

Tổng toàn Thôn có 1 km đường liên xã và 14 km đường liên thôn.

Thôn Lương Thịnh: Có 2 km đường liên xã. Giáp đất Ngọc Sơn theo tuyến đường liên xã có một ngã ba rẽ phải là tuyến 1 đi vào làng Cướm thông tới hón Hóm vào làng ón dưới. Với chiều dài 3 km. Tiếp theo đường liên xã là ngã tư rẽ phải vào tuyến 1. Rẽ trái vào khu làng mới (Trước đây có tên là bãi sắn Nông trường) là tuyến 2, thông với cum 3 Ngọc Sơn có chiều dài 1 km. Đi theo đường liên 500m xã vào tới ngã ba rẽ phải có một đường vào làng ón là tuyến 3 thông với tuyến 1 tuyến 4 và vào trong Pù Bai . Với chiều dài 3km. Tiếp tục theo đường liên xã 500 m tới một ngã ba rẽ phải là đường vào làng ón trên là tuyến 4 thông với ón dưới với tuyến 3 tới Hón Bà. Chiều dài 3 km. Theo đường liên xã tiếp tơi 30 m một ngã ba rẽ trái là tuyến 5 đường sang làng Cóc, khu Na Hiêng, thông với tuyến 2 Thôn Ngọc Sơn. Chiều dài 2 km. Ttheo đường liên xã 300m có một ngã ba rẽ trái là tuyến 6vào làng Làu thông với làng Cóc thông tới Thôn Ngọc Thượng. Có chiều dài 3 km.

Toàn bộ đường liên Thôn, Lương Thịnh, trước đây là đường mòn chỉ đi bộ, gánh gồng phục vụ sản xuất. Ô tô và xe máy không qua lại được. Năm 2000 đến nay, khi nhân dân làm mía cho nhà Máy Đường Lam Sơn, được sự quan tâm của chính quyền địa phương , và các hộ trồng mía cho nhà máy đường tự bỏ tiền san ủi vận chuyển mía nên đường đã được sửa lại ô tô mới đi ra vào được để vận chuyển mía. Toàn Thôn có 1 km đường dải cấp phối. còn lại là san ủi đường đất. Tổng đường liên thôn Thôn Lương Thịnh là 2 km đường liên xã và 15 km đường liên Thôn.

Thôn Ngọc Thượng: Có 1 km đường liên xã . Tiếp theo thôn Lương Thịnh tới một ngã ba rẽ trái thông tới làng Làu, vào Hón mỏ tuyến này dài 1,5 km. Tuyến 2 gần hết đường liên xã có một đường vào làng Trác trong thông tới tuyến 1 và vào khu Ba Mẫu là tuyến 2 dài 3 km Có 600m dải cấp phối năm 2005. Tiếp đến hết đường liên xã có một ngã ba rẽ trái đi vào khu Sa La tuyến này dài 1,5 km.

Toàn bộ đường liên Thôn, Ngọc Thượng, trước đây là đường mòn chỉ đi bộ, gánh gồng phục vụ sản xuất. Ô tô và xe máy không qua lại được. Năm 2000 đến nay, khi nhân dân làm mía cho nhà Máy Đường Lam Sơn, được sự quan tâm của chính quyền địa phương , và các hộ trồng mía cho nhà máy đường tự bỏ tiền san ủi vận chuyển mía nên đường đã được sửa lại ô tô mới đi ra vào được để vận chuyển mía. Toàn Thôn có 600m đường dải cấp phối. còn lại là san ủi đường đất. Tổng đường liên thôn Thôn Ngọc Thượng là 1 km đường liên xã và 6 km đường liên Thôn.

2.2.Nông nghiệp

2.2.1. Thuỷ lợi:

TT

TÊN

CÔNG TRÌNH

THÔN BẢN

NĂM XÂY DỰNG

CHIỀU DÀI MƯƠNG

DIỆN TÍCH TƯỚI

ĐẬP ĐẤT

ĐẬP XÂY

KIÊN CỐ

MƯƠNG ĐẤT

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Đập Hón dường

Ngọc Thượng

1985

2,0 km

27 ha

2

Đập Trác trong

Ngọc Thượng

1976

1,5 km

15 ha

3

Đập Hón khiếng

Lương Thịnh

1975

1km

2,0 km

15 ha

4

Đập Hón ón

Lương Thịnh

1888

2,2 km

30 ha

5

Đập Na Mó

Ngọc Sơn

1995

1km

2,5 km

35 ha

6

Đập Đông Thành

Ngọc Sơn

1986

1,5 km

20 ha

7

Đập Hón Mùn

Trung Thành

1984

1km

2,0 km

42 ha

8

Đập 21

Trung Thành

1980

2,5 km

34 ha

9

Đập Hón Sán

Lương Thiện

2004

0,5km

3,0 km

47 ha

10

Đập Hồ Sen

Lương Thiện

1982

1,0 km

16 ha

11

Đập Pa Lai

Minh Quang

1979

2 km

1,5 km

37 ha

12

Đập cây Thị

Minh Ngọc

1978

2,0 km

18 ha

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

13

Đập Hua Na

Minh Ngọc

1,0 km

14 ha

14

Đập Tá Lấc

Minh Ngọc

1985

1,5 km

15 ha

Tổng

7 Thôn

5,5km

26,2km

365 ha

2.2.2. Ruộng đất.

- Trong cải cách ruộng đất:

+ Toàn xã chỉ có 156 ha có 6 tổ đổi công và 206 hộ.

+ Thời gian vào Hợp tác xã

1) Thôn Ngọc Thượng:

Vào Hợp tác xã năm 1961. Tổng số ruộng là 10 ha.

2) Thôn Lương Thịnh:

Vào Hợp tác xã năm 1960. Tổng số ruộng là 30 ha.

3) Thôn Ngọc Sơn:

Vào Hợp tác xã năm 1960. Tổng số ruộng là 35 ha.

4) Thôn Lương Thiện:

Vào Hợp tác xã năm 1960. Tổng số ruộng là 40 ha.

5) Thôn Trung Thành:

Vào Hợp tác xã năm 1960. Tổng số ruộng là 45 ha.

6) Thôn Minh Quang:

Vào Hợp tác xã năm 1962. Tổng số ruộng là 22 ha

7) Thôn Minh Ngọc:

Vào Hợp tác xã năm 1962. Tổng số ruộng là 13ha

C. Từ năm 1981 đến nay: Sau khi thực hiện khoán 10. Tình hình thực hiện:

- Số trang trại hiện nay: Tổng diện tích: 386 ha

Toàn xã có 4 trang traị:

* Trang trại: Hà đình Tâm: Với diện tích 47 ha:

* Trang trại: Nguyễn Hữu Lương: Diện tích 54 ha:

* Trang trại: Nguyễn thị Thuỷ: Diện tích : 105 ha.

* Trang trại: Lê Toản Chinh: Diện tích 180 ha.

- Các loại đất thổ cư của làng xã.

1) Thôn Ngọc Thượng: 7,2 ha

2) Thôn Lương Thịnh: 11,2 ha

3) Thôn Ngọc Sơn: 15,6 ha

4) Thôn Lương Thiện: 14 ha

5) Thôn Trung Thành: 16 ha

6) Thôn Minh Quang: 8 ha

7) Thôn Minh Ngọc: 5,2 ha

- Các loại vườn trại, đồi núi:

1) Thôn Ngọc Thượng: 72,8ha

2) Thôn Lương Thịnh: 79,8 ha

3) Thôn Ngọc Sơn: 114,4ha

4) Thôn Lương Thiện: 106 ha

5) Thôn Trung Thành: 157 ha

6) Thôn Minh Quang: 82 ha

7) Thôn Minh Ngọc: 54,89 ha

- Đất sản xuất nông nghiệp hiện nay: Toàn xã tổng: 7130,02 ha

1) Thôn Ngọc Thượng: + Đất nông nghiệp : 95 ha.

2) Thôn Lương Thịnh: + Đất nông nghiệp : 115 ha.

3) Thôn Ngọc Sơn: + Đất nông nghiệp: 213 ha

4) Thôn Lương Thiện: + Đất nông nghiệp: 210 ha

5) Thôn Trung Thành: + Đất nông nghiệp: 150 ha

6) Thôn Minh Quang: + Đất nông nghiệp: 95 ha

7) Thôn Minh Ngọc: + Đất nông nghiệp: 43,68 ha

- Đất sản xuất Lâm nghiệp hiện nay: Toàn xã tổng: 6208,34 ha

1) Thôn Ngọc Thượng: + Đất Lâm Nghiệp : 688 ha.

2) Thôn Lương Thịnh: + Đất Lâm nghiệp: 560 ha.

3) Thôn Ngọc Sơn: + Đất lâm nghiệp: 382 ha

4) Thôn Lương Thiện: + Đất lâm nghiệp: 445 ha

5) Thôn Trung Thành: + Đất lâm nghiệp: 3130, 02 ha

6) Thôn Minh Quang: + Đất lâm nghiệp: 462 ha

7) Thôn Minh Ngọc: + Đất lâm nghiệp: 540,32 ha

II. 2.3. Trồng trọt.

a. Cây Lương thực: Sản lượng hàng năm tính từ 1995 đến nay

Năm

CÂY LÚA

CÂY NGÔ

CÂY KHOAI LANG

CÂY SẮN

DIỆN TÍCH

(HA)

SẢN LƯỢNG

(TẤN)

DIỆN TÍCH

(HA)

SẢN LƯỢNG

(TẤN)

DIỆN TÍCH

(HA)

SẢN LƯỢNG

(TẤN)

DIỆN TÍCH

(HA)

SẢN LƯỢNG

(TẤN)

1995

201

1913/2Vụ

50

150

38

152

95

3800

1996

201

1956/2Vụ

50

153

39

158

91

3900

1997

201

1965/2Vụ

52

156

40

162

92

4000

1998

201

1987/2Vụ

53

159

42

168

95

3764

1999

201

1962/2Vụ

52

157

41

164

93

3890

2000

201

2000/2Vụ

50

160

41

163

95

3879

2001

201

1976/2Vụ

50

152

43

169

97

3864

2002

201

1954/2Vụ

53

164

39

157

95

3954

2003

201

1986/2Vụ

52

162

38

158

93

3987

2004

201

1998/2Vụ

52

163

38

153

94

3678

2005

201

2000/2Vụ

53

168

38

154

96

4015

- Các loại giống cây trồng hiện nay

+ Giống lúa: Q5;838; Nhi ưu 63; X21;Tin iu

+ Giống ngô: 999,

- Các loại cây cây công nghiệp và cây ăn quả:

+ Cây mía: 421, 33 ha. Hàng năm đạt từ 25260 đến 28000 tấn mía/năm

+ Cây ăn quả: 71 ha.

- Các hình thức chăn nuôi từ 1995 đến nay

Năm

TRÂU BÒ

LỢN

GIA CẦM

TỔNG ĐÀN

(CON)

SẢN LƯỢNG XUẤT CHUỒNG

(TẤN/NĂM)

TỔNG ĐÀN

(CON)

SẢN LƯỢNG XUẤT CHUỒNG

(KG/NĂM)

TỔNG ĐÀN

(CON)

SẢN LƯỢNG XUẤT CHUỒNG

(KG)

1995

1324

25

3768

302463

13456

20184

1996

1301

24

3482

297867

14165

21456

1997

1298

22

3486

289566

14562

21356

1998

1296

21

3490

301245

13654

20156

1999

1292

20

3520

291282

13587

20423

2000

1289

19

3585

267893

15362

22135

2001

1287

18

3579

289643

14865

21546

2002

1276

19

3540

291235

11369

18863

2003

1273

18

3569

289678

12458

19684

2004

1264

17

3568

297626

11256

18364

2005

1235

19

3640

291200

10290

17624

II.3. Công nghiệp.

- Trên địa bàn xã không có nhà máy nào đóng trên địa bàn xã chỉ có 1 xưởng bột giấy.

+ Thời gian xây dựng: năm 2002.

+ Diện tích 3 ha

+ Quy mô sản xuất nhỏ

+ Số lượng công nhân: 60 công nhân

II. 4.. Tiẻu thủ công nghiệp. địa phương không có.

II.5. Công nghiệp khai khoang sản.

- Các mỏ ở địa phương:

+ Mỏ Crom mit: Đã được khai thác từ năm 1992 đến nay với hình thức nhỏ lẻ chưa tập chung, chỉ là cá nhân khai thác đem đi bán.

+ Mỏ đồng: Khai thác từ thời Pháp thuộc, với hình thức nhỏ lẻ.

+ Đất Cao lanh: Đã được khai thác từ năm 1999 đến nay do các công ty sán xuất gạch ốp lát đến khai thác. Trữ lượng ít khoảng vài chục ha, lộ thiên, độ sâu không 100m.

* Hình thức khai thác: Chỉ dùng máy múc và vận chuyển bằng ô tô.

- Còn có mỏ thiếc chưa được khai thác.

II.6. Lâm nghiệp.

- Các loại cây lâm nghiệp có ở địa phương: Keo, trám, xà cừ, lát, luồng và các loại lâm sản phụ như nứa, vàu v.v...

- Diện tích trồng cây lâm nghiệp.

+ Diện tích khoanh nuôi: 524,4 ha

+ Diện tích trồng rừng 5 năm: 303,5 ha

+ Diện tích rừng sản xuất: 138 ha

+ Diện tích cây ăn quả: 71,6 ha

+ Diện tích trồng rừng bổ sung năm nay là 28,2 ha

II.7. Ngư nghiệp.

- Nuôi trồng thuỷ sản Xã Lương sơn. Xã là một xã miền núi việc nuôi trồng thuỷ sản như ao, hồ, và tận dụng mặt nước của các đập ngăn nước tưới tiêu.

- Sản lượng toàn xã hàng năm cá nước ngọt khoảng 5,5 đến 6 tấn.

+ Chủ yếu là các loại cá như: Cá Trăm, cá chép, cá mè, cá rô phi,

+ Dịch vụ chế biến thuỷ sản: Không có.

- Tổng sản lượng ước tính hàng năm: 100 triệu đến 120 triệu đồng.

- Xuất khẩu hàng năm: Không.

II.8. Thương nghiệp.

a. Trước cách mạng tháng 8, năm 1945.

- Hệ thống chợ chưa có .

- Hình thức trao đổi hàng hoá là chủ yếu.

b. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.

- Hệ thống chợ:

+ Chợ Lương sơn được thành lập từ 4 tháng 3 năm 1979. Họp các ngày chính trong tháng đó là phiên ngày 04 - 09 - 14 - 19 - 24 - 29 (Âm lịch) Nằm ngay tại ngã 3 xã lương sơn, thuộc địa phận thôn Trung Thành, Nằm giáp với trục đường 507 là đường tỉnh lộ, là trung tâm giao lưu giữa xã và các xã bạn.Vị trí rất thuận lợi cho việc buôn bán củng là nơi trung tâm văn hoá kinh tế chính trị của xã.

+ Chợ Lương Thịnh: Được thành lập từ năm 1993. Họp các ngày chính trong tháng đó là phiên ngày 03 - 07 - 13 - 17 - 23 - 27 (Âm lịch) nằm trung tâm Thôn Lương thịnh. Trên trục đường liên huyện đi Lang Chánh., cách trung tâm xã 2,5 km . Chợ họp được có 1 năm do dân cư thưa thớt chợ bỏ dần không có người họp nên đã huỷ bỏ họp chợ trên .

- HTX mua bán: HTX mua bán lương sơn được xây dựng thành lập từ năm 1968

+ Cung ứng dịch vụ ngày đó chủ yếu chỉ là bán dầu hoả (Tức dầu thắp đèn) muối, hàng phân phối. không đủ hàng cho người tiêu dùng.

+ Đến năm 1991 cửa hàng mua bán không còn bị giải thể do buôn bán không có hiệu quả.

+ Khi cửa hàng giải thể thì nhiều đại lý tư nhân buôn bán hàng hoá xuất hiện lúa đó hàng hoá ngày một đa dạng phong phú đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ nhân dân.

- Năm 2006 HTX dịch vụ Thịnh sơn ra đời. HTX này trước đây chỉ là đông số hộ trồng mía nguyên liệu cho nhà Máy đường Lam sơn theo một chủ hợp đồng. Với hơn 600 hộ tham gia.Ban chủ nhiệm HTX gồm:

Ông: Trần hợp Dũng Chủ nhiệm

Ông: Lê Dăng Lịch PCN

Ông: Lang Văn Mắn PCN

Bà: Trần thị Thu Kế toán

Ông: Phạm Văn Cao Thủ quỹ

- HTX chủ yếu là phát triển trồng mía nguyên liệu cho Công ty cổ phần mia đường Lam Sơn. Có trách nhiệm liên hệ với công ty thu mua nguyên liệu, kỹ thuật trồng chăm sóc mía, phát triển mở rộng diện tích. Cung ứng toàn bộ các loại vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải, nguyên vật liệu xây dựng, hàng hoá tiêu dùng. Các loại giống cây trồng.

- Năm 1999 Dự án định canh định cư kéo điện về cho Lương sơn với tổng công trình là 1700.000.000đ. Trong đó có 3 tram hạ thế mỗi trạm là 50 KVA. Lúc đầu giao toàn bộ đường điện cho UBND có trách nhiệm bán điện và và nộp cho sở điện lực nhưng không hiệu quả, nên 2003 Hợp tác xã Dịch vụ điện năng ra đời. HTX này có trách nhiệm hợp đồng mua bán điện bảo vệ hành lang đường điện phát triển mạng lưới điện nông thôn đến toàn dân được sử dụng điện.

II.9. Những tác động của tự nhiên.

- Các trận đại dịch bệnh:

Không có đại dịch sảy ra lớn. Chỉ sảy ra dịch sốt sốt rét kéo dài từ năm 1986 đến 1996. Nguyên nhân chủ yếu là do muỗi Ano phen mang ký sinh trùng sốt rét gây bệnh. Qua mười năm hoành hành đã cướp đi hơn 50 người trên toàn xã. Được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền các cấp, đăc biệt là ngành y tế Thanh hoá, trung tâm y tế Thường Xuân, đội phòng dịch huyện đã phối kết hợp với nhân dân địa phương đến năm 1996 đã bài trừ được dịch sốt rét. Từ khi có dự án lòng hồ Cửa Đặt năm 2004 hơn 100 hộ về Lương Sơn sinh sống, nên bệnh sốt rét lại đang phát triển. Nguyên nhân do các hộ ở vùng sốt sốt rét còn mang ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể chưa khỏi nên về xã lại bị sốt sốt rét.

- Các trận bão lũ lớn.

Các trận bảo lũ lớn đều ảnh hưởng cùng chung với tỉnh. Riêng chỉ có Ngày16 h 9/4 năm 1993 (Âm lịch) có một trận lốc xoáy sảy ra trên địa bàn xã Lương sơn. Cơn lốc xoáy với cường độ mạnh kèm theo mưa đá cụ thể đã gây thiệt hại cho xã là: Hơn 200 nóc nhà đã bị bê ra chỗ khác và sập đổ hoàn toàn. Hơn 200 ha lúa bị hỏng. Rất may không có ai bị chết chỉ có bị thương 4 người.Tổng thiệt hại ước tính gần một tỉ đồng năm.

- Nạn đói: Cùng chung với cả nước trên địa bàn xã chỉ sảy ra nạn đói năm 1945 (ất dậu).

II.10. Các đặc sản của địa phương.

Ở địa phương, chỉ có đặc sản cơm lam: Rất đơn giản, trước đây chỉ là những người hay đi rừng, không phải mang theo nồi và các dụng cụ để nấu cơm. Người Thái thường đem đi một bao gạo nếp, tuỳ theo ở lâu trong rừng hay nhanh, mà mang gạo nhiều ít. Trước khi làm cơm lam, người ta ngâm gạo nếp trong nước 10 đến 15 phút. Sau đó chặt một ống vàu(hoặc ống nứa) non rồi cho gạo nếp đã được ngâm vào ống, vàu (hoặc ống nứa) không được đổ nước vào ống, Vì ống vàu(hoặc ống nứa)non khi đốt lượng nước trong ống đủ để gạo chín, nút chặt miệmg đổ gạo lại. Đốt một đống củi rồi cho ống cơm lam vào để đốt. Khi đốt phải chuyển xoay đều chổ nào cũng được đốt không nên để một chỗ cháy nhiều và lửa to. Chỉ 30 đến 40 phút là ống cơm lam đã chín . Sau đó người ta bóc bớt những phần vàu(hoặc ống nứa) cháy, chỉ để lại phần giáp với cơm lam. Rất đơn giản nhưng hương vị của ống vàu(hoặc ống nứa) non rất đặc biệt khi bóc ra ta rất muốn ăn. Đặc sản đó hiện nay rất phổ biến thường đi xa người ta vẫn thường làm để làm những bữa ăn trên đường, hoặc quà bánh, biếu.

II.11. Các phong trào thi đua trên lĩnh vực kinh tế.

- Tuần lễ vàng (Sau năm 1945)

+ Trong xã năm đó không có ai ủng hộ

+ Phong trào hũ gạo tiết kiệm . Hưởng ứng phong trào hũ gạo tiết kiệm cũng đã tiết kiệm được hàng tấn gạo gửi ra tiền tuyến.

+ Phong trào bình dân học vụ. Lúc đó mọi người xuống chợ huyện phải biết đọc chữ cái mới được vào chợ. Chính vì thế mà nhiều người cũng đã biết chữ.

- Phong trào trồng cây gây rừng . Năm 1960 Hưởng ứng phong trào trồng cây gây rừng xã đã trồng được hết cây bên vệ đường, và một số đất đồi núi chọc.

III. CHÍNH TRỊ - VĂN HOÁ XÃ HỘI - GIÁO DỤC - Y TẾ.

a. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

+ Số dòng họ lớn ở địa phương:

*Gồm có dòng họ Lang, Họ Lương, Họ Vi, Họ Hà.

b. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945

- Tổ chức chính quyền:

+ Từ khi tách thành xã Lương sơn năm 1960 đến nay. Lúc đó là Uỷ ban hành chính xã Lương sơn.

* Người được bầu làm chủ tịch UBHC xã Lương sơn đầu tiên là ông............. từ năm 1960 -

* Tiếp đó đến ông:

Năm 1963 - 1965 Là Ông Vi Văn Khun

Năm 1965 - 1967 Là Ông Phạm Văn Hạnh

Năm 1967 - 1968 Là Ông Lương Xuân Phúc

Năm 1968 - 1970 Là Ông Hà Văn Tuyền

Năm 1971 - 1974 Là Ông Hà Văn Tuyền

Năm 1974 - 1976 Là Ông Lương Phi Thiên

Năm 1976 - 1978 Là Ông Vi Văn Mao.

Năm 1978 - 1982 Là Ông Hà Văn Nhân

Năm 1982 - 1986 Là Ông Trần Hợp Nhung.

Năm 1986 - 1989 Là Ông Cao Hồng Thái

Năm 1989 - 1994 Là Ông Lê Ngọc Bích

Năm 1994 - 2004 Là ông Lương Xuân Thìn

Năm 2004 - 2009 Là Ông Trần Hợp Bảng

* Phó chủ tịch UBND là các ông:

Năm 1965 - 1967 Là Ông Lương Xuân Phúc

Năm 1967 - 1968 Là Ông Lương Phi Thiên

Năm 1968 - 1970 Là Ông Lương Phi Thiên

Năm 1971 - 1974 Là Ông Phạm Văn Thái

Năm 1974 - 1976 Là Ông Vi Văn Mao

Năm 1976 - 1978 Là Ông Hà Văn Thái

Năm 1978 - 1982 Là Ông Nguyễn Hữu Bản

Năm 1982 - 1986 Là Ông Nuyễn Hữu Bản

Năm 1986 - 1989 Là Ông Lương Xuân Thìn

Năm 1989 - 1994 Là Ông Tạ Hồng Hà

Năm 1994 - 2004 Là ông Nguyễn Hữu Thuận

Năm 2004 - 2009 Là Ông Lương Xuân Thiêm Và Ông Lê Hữu Khánh

Bí Thư Đảng uỷ Xã Lương sơn qua các thời kỳ:

Trước năm 1960 Xã Lương sơn chỉ có chỉ có 2 đồng chí Đảng viên, sinh hoạt cùng chi bộ Ngọc phụng Xã Lương Ngọc cũ thuộc huyện Ngọc Lặc. Đến năm 1963, mới có chi bộ . Lúc đó ông Vi Văn Khun là bí thư chi bộ cho mãi đến năm 1968 mới có quyết định được tách thành Đảng bộ xã Lương sơn trước đây là cùng với Đảng bộ Ngọc Phụng. Lúc đó ông Lương Xuân Phúc là Bí thư Đảng uỷ đầu tiên cho đến 1974 .Tiếp đó là các ông:

Năm 1974 - 1976 Là Ông Phạm Tăng Cường

Năm 1976 - 1978 Là Ông Phạm Văn Thái

Năm 1978 - 1982 Là Ông Trần Hợp Nhung

Năm 1982 - 1986 Là Ông Hà Văn Thái

Năm 1986 - 1989 Là Ông Lê Ngọc Bích

Năm 1989 - 1994 Là Ông Lương Xuân Thìn

Năm 1994 - 2004 Là ông Trần Văn Quý

Năm 2004 - 2009 Là Ông Lê Xuân Lâm

* Thường vụ trực Đảng qua các thời kỳ:

Năm 1968 - 1977 là ông Lê Hữu Hợi

Năm 1977 - 1987 là ông Nguyễn Hữu Bản

Năm 1987 - 1990 là ông Lê Đức Thuận.

Năm 1990 - 1995 là ông Lê Đình Thắm

Năm 1995 - 1999 là ông Lương Văn Trọng

Năm 1999 - 2005 là ông Lê Xuân Lâm.

Năm 2005 - 2010 là ông Phạm Văn Thắng.

* Làm Công tác mặt trân qua các thời kỳ:(Năm 1968 - 1987 Trực Đảng kiêm công tác Mặt trận)

Năm 1968 - 1974 là ông Lê Đình Thiệng

Năm 1974 - 1977 là ông Lê Hữu Hợi

Năm 1977 - 1987 là ông Nguyễn Hữu Bản

Năm 1987 - 1990 là ông Lê Văn Gióng - Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn

Năm 1990 - 1995 Là ông Lô Văn Mão - Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn

Năm 1995 - 2002 là ông Lê Hữu Mùi - Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn

Năm 2001 - 2003 là ông Nguyễn Hữu Thảng- Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn

Năm 2003 - 2008 là Ông Nguyễn Hữu Thảng- Chủ tịchMTTQ xã Lương sơn.

* Chủ Tịch Hội Phụ nữ xã qua các thời kỳ:

Năm 1969 - 1979 là bà Nguyễn Thị Quy

Năm 1979 - 1984 là Bà Lang Thị Phong

Năm 1884 - 1997 là bà Nguyễn Thị Xâm

Năm 1997 - 2001 là Bà Lê Thị Hải

Năm 2001 - 2006 là bà Lê Thị Hải

* Chủ tịch hội nông dân qua các thời kỳ

Năm 1977 - 1981 là ông Vi Văn Tiến. - Hội trưởng hội nông hội

Năm 1981 - 1991 là ông Nguyễn Văn Chuyên - Hội trưởng hội nông hội

Năm 1991 - 1998 là ông Lê Đình Tỵ - Chủ tich Hội Nông dân.

Năm 1998 - 2001 là Ông Nguyễn Hữu Thảng - Chủ tich Hội Nông dân

Năm 2001- 2002 là ông Nguyễn Hữu Thành- Chủ tich Hội Nông dân

Năm 2002 - 2006 là ông Lê Doãn Cừ. - Chủ tich Hội Nông dân

* Bí Thư Đoàn xã qua các thời kỳ:

Năm 1960 - 1964 là ông Hà Văn Toán

Năm 1964 - 1968 là ông Lê Xuân Thiết.

Năm 1968 - 1978 là ông Lê Đình Thọ

Năm 1978 - 1882 là ông Vi Hồng Inh

Năm 1982 - 1987 là ông Lê Đức Thuận

Năm 1987 - 1994 là Ông Lê Văn Nhỡ

Năm 1994 - 1999 là Ông Trần Công Hiệp

Năm 1999 - 2001 là Ông Lê Văn Ánh

Năm 2001 - 2006 là Ông Lê Đình Sự.

* Chủ Tịch Hội Cựu chiến binh qua các thời kỳ

Năm 1993 Ông Vi Quyết Thắng là chủ tịch lâm thời

Năm 1994 - 1997 ông Nguyễn Quốc Nga là chủ tịch hội cựu chiến binh

Năm 1997 - 2002 ông Hà Văn Phương là chủ tịch Hội cựu chiến binh.

Năm 2002 - 2006 ông Hoàng Xuân Hùng là chủ tịch Hội cựu chiến binh.

3.2 Văn hoá xã hội.

- Các ngày lễ, tết, của làng xã.

+ Các ngày lễ: Riêng trong làng xã không có, chỉ theo các ngày lễ nhà nước quy định .

Đó là các ngày 3 tháng 2 Ngày Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng uỷ thường phát động các phong trào lập thành tích xuất sắc, Mừng Đảng mừng xuân.

Ngày 27 tháng 2 ( ngày thày thuốc việt nam) Đảng uỷ - HĐND UBND thường đến chúc mừng các lương y, những người làm công tác y tế.

Ngày 8 tháng 3 Ngày Quốc tế phụ nữ. Hội phụ nữ xã thường tổ chức toạ đàm, phổ biến rộng rãi tới mọi chị em, vui chơi ca hát mừng ngày quốc tế phụ nữ,

Ngày 26 tháng 3 Ngày Thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh. Đoàn xã thường tổ chức các phong trào văn hoá văn nghệ, chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 4 ngày giải phóng miền Nam, ngày 1 tháng 5, ngày quốc tế lao động. Hội cựu chiến binh thường tổ chức các phong trào thể dục thể thao như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá để chào mừng ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

Ngày 19 tháng 5 (Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh) xã thường phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật Bác.

Ngày 1tháng 6 ngày quốc tế thiếu nhi. Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ, Ban giám hiệu các trường thường tổ chức trao phần thưởng động viên các cháu chăm ngoan học giỏi có thành tích trong học tập và các kỳ thi học sinh giỏi.

Ngày 27 tháng 7 (Ngày Thương binh liệt sỹ) Đảng uỷ - HĐND - UBND thường tổ chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trao quà cho tất cả: bà mẹ việt nam anh hùng, các đồng chí Thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Thường xuyên chăm lo giúp đỡ các gia đình chính sách thực hiện đúng lời dạy của Bác "Uống nước nhớ nguồn".

Ngày 19 tháng 8 và quốc khánh 2 tháng 9. Đoàn thanh niên thường tổ chức cho các cháu thiếu niên cắm trại, Ban văn hoá thường có kế hoạch cho các chi đoàn giao hữu bóng đá, bóng chuyền. Với tinh thần "Cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2 - 9 bất diệt"

Ngày 20 tháng 10 ngày phụ nữ Việt nam Hội phụ nữ xã thường tổ chức toạ đàm, phổ biến rộng rãi tới mọi chị em, vui chơi ca hát mừng ngày phụ nữ việt nam.

Ngày 20 tháng 11 (Ngày nhà giáo việt nam). Các trường trong xã thường hoạt đọng các phong trào văn hoá văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt Nam. Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ tổ chức mít tinh kỷ niệm chúc mừng ngày nhà giáo việt nam.

Ngày 22 tháng 12 (ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam). Xã thường tổ chức kỷ nệm ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam. Ban văn hoá kết hợp với Hội cựu chiến binh, xã đội, Đoàn thanh niên tổ chức cho các đơn vị trong xã thi các môn như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông , cờ tướng, cờ vua, bắn nõ, hội diễn văn nghệ quần chúng vv... và tổng kết các phong trào văn hoá văn nghệ thể dục thể thao trong năm.

+ Các ngày tết trong năm :

Tết đương lịch vào ngày 1 tháng 1 dương lịch, tết âm lịch vào các ngày 30 tháng 12 ngày cuối năm, và ngày 1,2,3 tháng 1 âm lịch (còn gọi là Tết nguyên đán).

Tết Thanh Minh(Còn gọi là tết nguyên tiêu) theo tục lệ của các làng, thì không đi tảo mộ chỉ tảo mộ vào ngày 30 tháng 12 (âm lịch hàng năm). Mà lại ăn tết vào 3 tháng 3 (âm lịch).

Ngày 5 tháng 5 âm lịch cũng ăn tết (Còn gọi là tết Đoan Ngọ).

Ngày 15 tháng 7 âm lịch(Ngày xoá tội vong nhân) theo tục lệ của làng thường hay đốt áo cho người chết.

Tết trung thu vào 15 tháng 8 (âm lịch) tết này thường hay tổ chức cho các cháu thiếu niên nhi đồng chơi các trò chơi.

- Các điều kiêng kỵ của làng xã:

+ Có những cái chung trong 2 dân tộc Mường và Thái cùng chung sống trên địa bàn xã. Khi bố, mẹ, ông, bà nội ngoại không may qua đời thì con trai hoặc con gái đến tuổi thành hôn mà muốn kết hôn thì phải được giỗ đầu tức sau 1 năm thì mới được cưới xin. Nhưng người kinh sống cùng trong xã thì khác Khi bố, mẹ, ông, bà nội ngoại không may qua đời thì con trai hoặc con gái đến tuổi thành hôn mà muốn kết hôn thì phải hết việc tức sau 3 năm thì mới được cưới xin. Nếu người nào mà không giữ được việc đó thì thường người ta cho rằng là có cưới xin thì về cũng không hay thuận vợ thuận chồng làm ăn thường không hay khá giả, hay ốm đau. Người Thái và người Mường khi đang chịu tang ông bà, bố, mẹ chỉ sau 1 tuần là có thể đến các đám cưới được . Người kinh khi đang chịu tang ông bà, bố, mẹ thường là sau 100 ngày thì mới đến các đám cưới. Ngày tết nguyên đán vào sáng mùng 1 cả 3 dân tộc ta người ta kiêng không quét nhà. Hoặc phải chọn người đến xông nhà.

Khi sinh con Người kinh thường hay kiêng sau 3 tháng mới đi làm . Nhưng người Thái khi sinh con (họ uống thuốc lá rừng) thường chỉ sau 10 ngày là họ đã đi làm rất ít trường hợp kiêng được như người kinh, kể các việc ăn uống, người Thái chỉ kiêng ăn lươn, trạch khi sinh còn những thứ khác họ vẫn ăn uống bình thường.

- Lệ làng, lệ bản, lệ Mường: Những tục lệ của người Thái, người Mường trước đây rất lạc hậu, mê tín. Thường như ốm đau hay cúng, bái, cầm vía , mời thầy cúng cầu mong cho bệnh được chóng khỏi. Người chết thường để trong nhà làm ma 3 ngày. Đám cưới thường tổ chức linh đình ăn uống cả tuần, thách cưới rất cao Từ năm 1975 tới nay thì các cấp uỷ Đảng chính quyền đã cấm những hủ tục quá lạc hậu này. Ngày nay thực hiện nếp sống văn hoá đặc biệt là từ khi khai trương làng, cơ quan văn hoá trong xã đến nay. Các hủ tục lạc hậu đã xoá bỏ được. Người chết không được để làm ma quá 24 giờ.Người mang bệnh truyền nhiễm không để quá 12 giờ. ốm đau phải đem đến trạm xá, bệnh viện, đến các thầy thuuốc để chữa bệnh tuyệt đối không được mời thầy cúng. Tổ chức cưới xin đơn giản theo nếp sống mới, không thách cưới, không ăn uống linh đình tổ chức lâu ngày, không thức, vui chơi, quá 22 giờ.

- Khoán ước, hương ước : Từ khi khai trương làng ,cơ quan văn hoá đến nay chỉ có 3 làng có hương ước 2 cơ quan có quy ước . Đều quy định theo luật

- Các gia phả : Không có

- Sắc phong : Không

- Câu đối:không

- Văn bia (văn bản viết, bản chữ hán, bản dịch): Không

- Các di tích lịch sử văn hoá - Danh thắng : Không

+ Đình : Không

+ Đền : Không

+ Nghè: Không

+ Miếu: Không

+ Am: Không

+ Điện: Không

+ Văn chỉ: Không

3.3. Giáo dục.

a. Trước cách mạng tháng 8năm 1945

- Số người biết chữ nho trong làng là khoảng hơn 20 người nhưng đã chết từ lâu.

- Số người biết chữ Thái: Nghe kể lại rằng chỉ vài ba người biết chữ Thái nhưng đẫ chết từ lâu.

- Số người đỗ đạt khoa bảng: Không.

b. Kết quả giáo dục từ năm 1958 đến nay:

* Trường tiểu học Lương sơn 1:

Năm 1958, tại xã Lương sơn, trường phổ thông đầu tiên được thành lập (Thực ra đây là 1 phân hiệu của trường Lương Ngọc , xã Lương sơn và xã Ngọc phụng ngày nay). Thời gian này nhà trường chỉ chỉ có 1 lớp 1 với 13 học sinh do thầy La Khắc Hiệu làm hiệu trưởng. Trường đóng trên địa bàn làng Phạ thuộc Thôn Trung Thành.

Đến năm học 1961 - 1962 nhà trường có đủ học sinh toàn khối (Từ lớp 1 đến lớp 4). Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Đến năm học 1966 - 1967, nhà trường đã có học sinh cấp II được học tại trường (Lớp 5 nhô) do Thầy Trần Văn Hân làm chủ nhiệm Thầy dạy cả tự nhiên và xã hội. Thầy Lê văn Bảo làm hiệu trưởng . Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Đến năm học 1967 - 1968, theo chủ trương của Đảng , nhà nước và Bộ giáo dục, nhà trường đã được tách làm 2 trường đó là trường phổ thông cấp II và trường phổ thông cấp I . Trường phổ thông cấp 1 do Thầy Nguyễn Văn Châm làm hiệu trưởng đây chính là tiền thân của trường tiểu học ngày nay. Lúc này trường có 2 khu: Khu chính đặt tại lang Phạ Thôn Trung Thành. Khu lẻ đặt tại làng Trác Thôn Ngọc Thượng. Tổng số có 10 lớp 11 giáo viên với gần 300 học sinh. Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, giặc Mỹ ném bom giữ dội miền bắc, Trường phải sơ tán vào rẫy mùn thôn Trung Thành. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Năm 1970 - 1971, nhà trường có 12 lớp, 11 giáo viên, hơn 300 học sinh. Lúc đó do chiến tranh ác liệt, thầy giáo hiệu trưởng, Nguyễn văn Châm lên đường nhập ngũ. Cô giáo lê Thị Tuân hiệu phó nhà trường lên làm hiệu trưởng. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Cho đến năm 1977 - 1978, theo chủ trương của Bộ giáo dục về việc sát nhập các trường cấp 1 và cấp II trong cùng 1 xã thì Lương sơn đã sát nhập 2 trường làm một sau 10 năm chia tách. Trường phổ thông cơ sở Lương sơn được thành lập lúc đó Thầy Trần Quốc Nghị làm hiệu trưởng. Thời kỳ này nhà trường có 30 lớp 30 giáo viên, gần 1000 học sinh . Địa điểm vẫn nằm ở làng phạ thôn Trung Thành. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên. Cũng năm học đó nhà trường được Ban định canh định cư đầu tư xây dựng 4 phòng học cấp 4 được đặt tại Thôn Ngọc Sơn . Năm 1979 - 1980 trường lại được đầu tư xây dựng thêm 4 phòng học cấp 4.

Năm 1980 - 1981 trường có 36 lớp cấp 1, 8 lớp cấp 2 gần 1800 học sinh 62 cán bộ giáo viên . Có 8 phòng học cấp 4 ở khu chính còn đâu là nhà tranh tre nứa lá. Đặc biệt là các khu lẻ không có nhà xây nào đều là tranh tre nứa lá.

Năm 1981 - 1992 trường liên tục có từ 1900 - 2200 học sinh cả 2 cấp có 48 lớp gần 70 cán bộ giáo viên. 2 cán bộ giáo viên 7 + 2 , 1 giáo viên 10 + 3, 8 giáo viên cao đẳng sư phạm, 3 giáo viên 9 + 3, 56 giáo viên 12 + 2 Địa điểm trung tâm trường vẫn nằm trên thôn Ngọc Sơn.

Năm 1992 - 1993 , do sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh trường phổ thông cơ sở Lương sơn được tách làm 2 trường đó là Trường phổ thông cơ sở do thầy Trần Đăng Sơn làm hiệu trưởng . Trường phổ thông cấp 1 Lương sơn II do Thầy Trịnh Thái Bình, làm hiệu trưởng.(Nay là trường TH Lương sơn 2).

Đến năm 1997 - 1998 Trường phổ thông cơ sở Lương sơn lại được tách làm 2 trường , đó là: Trường trung học cơ sở Lương Sơn do cô Lê Thi Loan làm hiệu trưởng. Trường tiểu học Lương sơn 1 do Thầy Nguyễn Quốc Hoàn làm hiệu trưởng. Lúc này trường tiểu học 36 lớp 43 cán bộ giáo viên. Có 3 giáo viên 9 + 3 ; 1 giáo viên đại học, 41 giáo viên 12 +2. Trường cấp II có 11 lớp, 355 học sinh.

Năm học 1999 - 2000 có 39 lớp, hơn 1000 học sinh, 47 cán bộ giáo viên - công nhân viên. Có 3 giáo viên 9 + 3 ; 1 giáo viên đại học; 43 giáo viên 12 + 2. Cơ sở vật chất vẫn như cũ.

Đến năm học 2004 - 2005 , được sự quan tâm của Đảng nhà nước, sự đóng góp của nhân dân địa phương nhà trường đã được đầu tư xây dựng 19 phòng học kiên cố, cao tầng của chương trình "Xoá tranh tre" và Dự án ADB tài trợ và như vậy nhà trường đã chuyển về khu trườn mới hiện nay. Trường luôn có trên 30 lớp và trên 700 học sinh gần 39 Cán bộ giáo viên - công nhân viên. Có 3 giáo viên đại học, 2 giáo viên cao đẳng, 34 giáo viên trung học.Tiếp như thế cho mãi đến năm học 2005 - 2006 vẫn duy trì như thế.

Thành tích của Trường tiểu học Lương sơn 1:

Năm học 1982 - 1983 đến năm học 1984 - 1985 . Trong 3 năm liền nhà trường được UBND tỉnh tặng khen là đơn vị "Tiên tiến xuất săc" các tổ trong nhà trường đều đạt tổ lao động XHCN. Năm học 1984 - 1985 được giải nhất toàn đoàn trong đợt hội thao giáo dục toàn huyện về phong trào giáo dục. Năm học 1997 - 1998 nhà trường đã được công nhận trường tiên tiến cấp huyện . Các năm tiếp theo nhà trường vẫn đạt được danh hiệu này. Năm học 2001 - 2002 nhà trường được công nhận là tiên tiến cấp tỉnh. Năm học 2002 - 2003 , trong hội khoẻ phù đổng cấp huyện nhà trường đã giành vị trí thứ 2 toàn đoàn. Từ năm học 1997- 1998 đến năm học 2005 - 2006 Có 16 cán bộ giáo viên, đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp huyện. 12 cán bộ giáo viên giỏi cấp tỉnh. 29 giáo viên giỏi cấp huyện, 122 học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh tỷ lệ học sinh lên lớp luôn đạt 96,7% trở lên . Được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là 100%. Đã đăng ký xây dựng trường chuẩn quốc gia.

*Trường trung học cơ sở Lương sơn:

Tháng 8 năm 1966, nhà trường bắt đầu có học sinh cấp II được học tại trường (Lớp 5 nhô) do Thầy Trần Văn Hân làm chủ nhiệm, thầy dạy cả tự nhiên và xã hội . Thầy Lê Văn Bảo làm hiệu trưởng. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên.

Năm học 1967 - 1968 Cấp II có 2 lớp, đó là lớp 5 và lớp 6 tổng có 35 học sinh. Lúc đó thầy Lê Xuân Thiên dạy tự nhiên, Thầy Trần văn Hân dạy môn xã hội. Thầy Lê Văn Lưu làm hiệu trưởng. Trường được tách riêng ra cấp II.

Năm học 1968 - 1969 trường đã có 3 lớp cấp II, với 65 học sinh có 4 thầy cô giáo, do thầy Trần văn Hân làm hiệu trưởng.

Năm học 1969 - 1970 trường cấp II có 4 lớp , 95 học sinh trường vẫn đóng ở làng phạ Thôn Trung Thành. Cơ sở vật chất rất nghèo nàn trường tranh vách nứa, bàn ghế cũng luồng nứa.

Giai đoạn từ 1970 - 1977. Trường thường có 8 lớp với 245 học sinh, có 9 giáo viên Thầy Trần văn Hân làm hiệu trưởng.

Năm học 1977 - 1978, theo chủ trương của Bộ giáo dục về việc sát nhập các trường cấp 1 và cấp II trong cùng 1 xã thì Lương sơn đã sát nhập 2 trường làm một sau 10 năm chia tách. Trường phổ thông cơ sở Lương sơn được thành lập lúc đó Thầy Trần Quốc Nghị làm hiệu trưởng. Thời kỳ này nhà trường có 30 lớp 30 giáo viên, gần 1000 học sinh . Địa điểm vẫn nằm ở làng phạ thôn Trung Thành. Cơ sở vật chất trường lớp lúc bấy giờ đều là trường tranh tre nứa lá do nhân dân địa phương đóng góp làm nên. Cũng năm học đó nhà trường được Ban định canh định cư đầu tư xây dựng 4 phòng học cấp 4 được đặt tại Thôn Ngọc Sơn . Năm 1979 - 1980 trường lại được đầu tư xây dựng thêm 4 phòng học cấp 4.

Năm 1980 - 1981 trường có 36 lớp cấp 1, 8 lớp cấp 2 gần 1800 học sinh 62 cán bộ giáo viên . Có 8 phòng học cấp 4 ở khu chính còn đâu là nhà tranh tre nứa lá. Đặc biệt là các khu lẻ không có nhà xây nào đều là tranh tre nứa lá.

Năm 1981 - 1992 trường liên tục có từ 1900 - 2200 học sinh cả 2 cấp có 48 lớp gần 70 cán bộ giáo viên. Địa điểm trung tâm trường vẫn nằm trên thôn Ngọc Sơn.

Năm 1992 - 1993 , do sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh trường phổ thông cơ sở Lương sơn được tách làm 2 trường đó là Trường phổ thông cơ sở do thầy Trần Đăng Sơn làm hiệu trưởng . Trường phổ thông cấp 1 Lương sơn II do Thầy Trịnh Thái Bình, làm hiệu trưởng.(Nay là trường TH Lương sơn 2).

Năm học 1994 - 1995 số học sinh cấp II là 159 em với 5 lớp. 9 giáo viên

Năm học 1995 - 1996 số học sinh cấp II là 183 em với 6 lớp. 9 giáo viên

Năm học 1996 - 1997 có 7 lớp và 254 học sinh.11 giáo viên

Đến năm 1997 - 1998 Trường phổ thông cơ sở Lương sơn lại được tách làm 2 trường , đó là: Trường trung học cơ sở Lương Sơn do cô Lê Thi Loan làm hiệu trưởng. Trường tiểu học Lương sơn 1 do Thầy Nguyễn Quốc Hoàn làm hiệu trưởng. Lúc này trường tiểu học 36 lớp 43 cán bộ giáo viên. Trường cấp II có 11 lớp, 355 học sinh. Địa điểm này được tách ra làm 2 bên ngoài là trường trung học cơ sở Lương sơn bên trong là trường tiểu học Lương sơn 1. Về cơ sở vật chất thì trường trung học phải nhận toàn bộ tranh tre nhường 8 phòng học cấp 4 cho tiểu học Lương sơn 1.

Giai đoạn từ năm 1998 - 2001 số học sinh phát triển mạnh mẽ từ 11 lớp đã lên tới 16 lớp. 18 cán bộ giáo viên, 1 giáo viên 10 + 2 17 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm. Về cơ sở vật chất vẫn như vậy

Năm học 2001 - 2002 Trường trung học Lương sơn được chuyển vào khu địa điểm mới cũng thuộc địa phận Ngọc sơn. Cơ sở vật chất đều tranh tre nứa lá. Cô Lê Thị Loan làm hiệu trưởng với 18 lớp hơn 652 học sinh. 21 cán bộ giáo viên. Có 1 Giáo viên có trình độ Đại học, 20 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm.

Năm học 2002 - 2003 , trường có 19 lớp với 667 học sinh và 30 cán bộ giáo viên. Có 3 giáo viên có trình độ đại học , 27 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm.

Năm học 2003 - 2004 nhà trường đã có 20 lớp với 667 học sinh và 32 cán bộ giáo viên. Có 4 giáo viên có trình độ đại học 27 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, 1 công nhân viên có trình độ trung học. Được sự quan tâm của Đảng nhà nước Trường trung học cơ sở Lương sơn được dự án CI DA CANADA tài trợ đã xây được 20 phòng học 2 tầng kiên cố. 1 nhà văn phòng với tổng vốn xây dựng 1.350.000.000đồng.

Năm học 2004 - 2005 với 20 lớp học 35 cán bộ giáo viên, Có 4 giáo viên có trình độ đại học 30 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, 1 công nhân viên có trình độ trung học.(Có 4 giáo viên đang hàm thụ đại học). Ngày 15 tháng 8 năm 2004 nhà trường được bàn giao 20 phòng học 2 tầng và 5 gian nhà hiệu bộ với đầy đủ các điều kiện, phương tiện bàn ghế, điện thắp sáng, quạt trần. Cũng năm này nhà trường được Công Đoàn giáo dục huyện Thường Xuân xây cho 5 phòng cấp 4 nhà ở giáo viên. Đảng uỷ HĐND - UBND đã xây dựng cho trường trung học toàn bộ tường rào đường trước và cổng ra vào có cánh cửa sắt, đường ra lối vào đã được lát gạch láng xi măng.

Năm học 2005 - 2006 với 20 lớp học 35 cán bộ giáo viên, vẫn là cô Lê Thị Loan làm hiệu trưởng. Có 4 giáo viên có trình độ đại học 30 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, 1 công nhân viên có trình độ trung học.(Có 4 giáo viên đang hàm thụ đại học). 1 Giáo viên đang học co học. Cơ sở vật chất khang trang, có tương đối đầy đủ các phương tiện dạy và học. Được dự án ADB tài trợ xây dựng tiếp 3 phòng học cấp 4A để cho học các môn phụ như: nhạc, , thí nghiệm.

Thành tích đạt được của trường:

Năm học 1969 có 15 em dự thi tốt nghiệp đã đậu 14 em. cũng năm này có 4 em đậu vào trường 7 + 3 và 7 + 2.

Năm 1970 - 1971. Trường đạt tiên tiến cấp huyện, Công Đoàn xuất sắc của ngành giáo dục.

Năm học 1982 - 1983 đến năm học 1984 - 1985 . Trong 3 năm liền nhà trường được UBND tỉnh tặng khen là đơn vị "Tiên tiến xuất săc" các tổ trong nhà trường đều đạt tổ lao động XHCN. Năm học 1984 - 1985 được giải nhất toàn đoàn trong đợt hội thao giáo dục toàn huyện về phong trào giáo dục.

Năm học 1997 - 1998 có 2 học sinh là học sinh giỏi tuyến huyện. tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp lớp 9 là 92,5%.

Năm học 2001 - 2002 có 3 em học sinh giỏi cấp huyện. 95 em học sinh lớp 9 dự thi tốt nghiệp đạt 98%.

Năm học 2002 - 2003 Có 5 em học sinh giỏi cấp huyện 1 học sinh giỏi cấp tỉnh.. Học sinh lớp 9 đật tốt nghiệp đạt 92%.

Năm học 2003 - 2004. Có 5 học sinh giỏi cấp huyện , 4 đồng chí giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Tỷ lệ học sinh dự thi tốt nghiệp lớp 9 là 92,3%.

Năm học 2004 - 2005. Có 4 giáo viên có giờ dạy giỏi tuyến huyện, 1 giáo viên có giờ dạy giỏi tỉnh. 1 chiến sỹ thi đua. Công Đoan nhà trường 2 năm liền đạt xuất sắc của liên đoàn huyện. Trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện. Có 11 học sinh giỏi cấp huyện ở các môn, có 2 em học sinh giỏi năng khứu cấp tỉnh về năng khứu. lớp 9 thi tốt nghiệp đạt 99, 3%. Trường đã hoàn thành phổ cập trung học.

*Trường tiểu học Lương sơn II

Năm 1992 - 1993 , do sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh trường phổ thông cơ sở Lương sơn được tách làm 2 trường đó là Trường phổ thông cơ sở do thầy Trần Đăng Sơn làm hiệu trưởng . Trường phổ thông cấp 1 Lương sơn II do Thầy Trịnh Thái Bình, làm hiệu trưởng.(Nay là trường TH Lương sơn 2). Gồm có học sinh 2 thôn đó là thôn Lương Thịnh và Thôn Ngọc Thượng. Trường chính được đặt tai trung tâm thôn Lương Thịnh. khu lẻ đặt tai làng Trác Thôn Ngọc Thượng. Trường liên có từ 8 đến 10 lớp, 230 - 275 học sinh với 13 cán bộ giáo viên. Trình độ đào tạo có 1 thầy Trình độ cao học. 2 thày trình độ đại học. 10 giáo viên trung học .

- Số học sinh giỏi cấp quốc gia qua các năm: Không

- Số trường đạt chuẩn quốc gia : Không.

34. Y tế:

a. Công tác phát triển y tế từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay:

- Tram y tế xã có 1 trâm y tế, được thành lập tháng 6 năm 1958

- Tổng số cán bộ: 3 ;

- Trình độ đào tạo : Sơ học.

- Giường bệnh: Có 2 giường.

- Ông Lương Phú Xuân làm trưởng trạm.

* Đến năm 1966 , trạm y tế do ông Vi Quyết Chiến; y sỹ làm trưởng trạm.

- Có 4 cán bộ 1 y sỹ và 3 y tá sơ học; 3 giường bệnh.

* Từ năm 1975 - 1980 . Trạm y tế có 4 cán bộ do ông Lê văn Dong Y sỹ làm trưởng trạm. 3 cán bộ sơ học. 4 giường bệnh.

*Từ năm 1981 - 1987. Trạm y tế có 3 cán bộ do ông Vi Quyết Chiến Y sỹ làm trưởng trạm , 2 cán bộ sơ học, 4 giường bệnh.

* Từ năm 1987 - 2006 trạm y tế có 7 cán bộ , 6 giường bệnh, do bà Tạ Thị Thành làm trạm trưởng.

b. Thành tích đạt được trong những năm qua:

- Được sở y tế tỉnh Thanh hoá khen.

- Đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2005.

- Có vườn thuốc đông y với 60 cây thuốc các loại chữa các bệnh thông thường tại trạm y tế.

IV ĐẤU TRANH CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM TỪ XƯA ĐẾN NAY.

Không có sử sách nào, ghi lại các cuộc đấu tranh, chống giặc ngoại xâm, từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 về trước, và các cụ cao niên trong làng, xã, cũng không rõ đối với xã Lương sơn .

4.1. Trong kháng chiến chống Pháp:

a) Những đóng góp về người:

- Dân công xe thồ

1. Ông: Tạ Hồng Nhâm.

2. Ông: Hoàng Trọng Thuỵ

3. Ông: Phạm Hữu Nhã.

- Những người tham gia kháng chiến chống Pháp:

TT

HỌ VÀ TÊN

NĂM SINH

NHẬP NGŨ

ĐƠN VỊ NHẬP NGŨ

XUẤT NGŨ

CƯ TRÚ

GHI CHÚ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Lương Văn Liên

1931

4/1948

D.118

8/1950

L. Thiện

2

LươngXuân Sang

1933

6/1953

E.359

2/1959

L. Thiện

3

Lang Văn Toan

1926

3/1948

D.118

8/1951

M.Ngoc

4

Đỗ Văn Khuê

1928

3/1951

D.304

3/1959

N. Sơn

5

Vi Văn Hắng

1924

9/1946

D118

5/1954

L. Thiện

6

Nguyễn viết Hợi

1934

8/1952

D.305

7/1957

T.Thành

7

Trần Hợp Ngãi

1934

10/1953

F.308

10/1957

N.Sơn

8

Lê Đình Tỵ

1927

9/1949

F.325

5/1955

M.Quang

10

Lê Xuân Lương

1923

2/1949

E.57

6/1956

N.sơn

11

Nguyễn Hữu ỷ

1926

2/1949

2/1949

9/1958

N.Sơn

12

Trịnh Huy Văn

1920

4/1947

E.57

8/1956

M.Quang

13

Trương Đình Sáu

1929

6/1952

F.335

7/1958

L.Thiện

14

Hà Đình Ty

1921

6/1950

E.44

5/1954

L.Thiện

15

Đỗ Xuân Khoán

1918

5/1951

C.140

2/1955

M.Quang

16

Lê Xuân Sừ

1926

4/1947

F.308

6/1950

T.Thành

17

Lò Xuân Quy

1923

4/1948

D.118

8/1950

T. Thành

18

Phạm Văn Bằng

1923

9/1954

D.325

9/1959

T.Thành

19

PhạmTăngCường

1930

3/1948

D.118

8/1951

L.Thịnh

20

Vi Minh Tiến

1930

3/1948

D.118

8/1951

L.Thịnh

21

Hà Văn Thưởng

1926

3/1948

D.118

8/1951

M.Ngọc

22

Ngô Văn Mão

1927

2/1952

D.304

1/1960

N.Sơn

23

Lê Hữu Mùi

1928

6/1952

F.335

7/1958

L.Thiện

24

Lương Văn Phú

1927

9/1954

D.325

9/1959

T.Thành

25

NguyễnNgọcTưởng

1924

2/1949

E.57

6/1956

N.sơn

26

Thiều Đình Kịch

1931

8/1952

D.305

7/1957

T.Thành

27

Nguyễn Hữu Bính

1929

8/1952

D.305

7/1957

T.Thành

28

Chu Văn Bàn

1926

4/1948

F.335

9/ 1958

T.Thành

29

La Xuân Minh

1933

6/1953

E.359

2/1959

L. Thiện

30

Trần Hợp Khải

1934

10/1953

F.308

10/1957

N.Sơn

31

Trần Hợp Đạt

1927

2/1949

E.57

6/1956

N.sơn

32

Hoàng Viết Dốc

1930

9/1952

F.325

5/1958

L.Thịnh

33

Nguyễn Hữu Bính

1929

6/1952

F.335

7/1958

L.Thịnh

34

Lò Xuân Tranh

1930

4/1948

D.118

8/1950

L.Thịnh

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

35

HuỳnhThanhQuảng

1926

4/1948

F.335

9/ 1958

N.Sơn

36

Lương Văn Thanh

1923

9/1954

D.325

9/1959

T.Thành

37

Lương Xuân Như

1911

4/1948

D.118

8/1950

L.Thịnh

(L.sỹ)

38

Lê Đình Vát

1927

5/1949

N.Sơn

(L.sỹ)

39

Hà Văn Thọ

1920

4/1948

N./Thượng

(L.sỹ)

b. Những đóng góp về kinh tế: Khôngcó ai rõ và cũng không có sách để lại.

4.2. Từ Năm 1954 đến 1975:

+ Số Lượng dân công hoả tuyến:

1. Ông: Phạm Hữu Trung Thôn Lương Thịnh.

2. Bà: Trần Thị Tiền Thôn Lương Thịnh.

3. Bà: Lê Thị Thanh Thôn Ngọc Sơn.

4. Bà: Lê Thị Hoàn Thôn Minh Quang.

5. Ông: Lê Đình Thành Thôn Minh Quang.

+ Thanh niên xung phong:

1. Bà: Trịnh Thị Minh Thôn Ngọc Thượng

2. Bà: Phạm Thị Đua Thôn Lương Thịnh.

3. Bà: Phạm Thị Lợi Thôn Lương Thịnh.

4. Bà: Lường Thị Tâm Thôn Lương Thịnh.

5. Bà: Hà Thị Tiến Thôn Lương Thịnh.

6. Ông: Vi Minh Tâm Thôn Lương Thịnh.

7. Bà: Lang Thị Thanh Thôn Ngọc Sơn.

8. Bà: Lê Thị Hoà Thôn Ngọc Sơn.

9. Bà: Phạm Thị Hạnh Thôn Lương Thiện

10.Bà: Vũ Thị Nhắn Thôn Trung Thành.

11.Bà: Hoàng Thị Thảnh Thôn Minh Quang.

12.Bà: Nguyễn Thị Hảo Thôn Ming Quang.

13. Bà: Hà Thị Hồng Thôn Minh Ngọc.

14. Bà: Lương Thị Thanh Thôn Minh Ngọc.