Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến chương trình chuyển đổi số quốc gia?

Ngày 31/10/2023 00:00:00

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia tiên phong trong việc ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia. Để chương trình này diễn ra đồng bộ, bước đầu tiên phải được áp dụng ngay trong cơ quan nhà nước rồi đến doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục và cuối cùng là toàn dân. Vậy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến chương trình chuyển đổi số quốc gia?

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia tiên phong trong việc ban hành chương trìnhchuyển đổi sốquốc gia. Để chương trình này diễn ra đồng bộ, bước đầu tiên phải được áp dụng ngay trong cơ quan nhà nước rồi đến doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục và cuối cùng là toàn dân. Vậy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì?

Các hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển chính phủ số. Các hoạt động này tập trung vào phát triểnhạ tầng sốphục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, tạo lập dữ liệu về kinh tế – xã hội để dễ dàng ra quyết định về các chính sách, tạo lập dữ liệu mở để bất kỳ ai cũng có thể truy cập, sử dụng nhằm thể hiện sự công khai, minh bạch, phòng – chống tham nhũng cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế.

Đồng thời, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước còn nâng cao khả năng vào cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ và giảm chi phí.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Tìm hiểu khái niệm chính phủ điện tử và chính phủ số

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Nói cách khác, đây quá trình công nghệ hóa các hoạt động của chính phủ.

Chính phủ điện tử cần đáp ứng “4 không” gồm:

· Khả năng họp không gặp mặt

· Xử lý văn bản không cần giấy

· Giải quyết thủ tục hành chính không cần tiếp xúc

· Thanh toán không cần dùng tiền mặt

Chính phủ số là gì?

Chính phủ số là chính phủ thực hiện toàn bộ hoạt động của mình trên môi trường số. Các mô hình sẽ được thiết kế lại dựa trên dữ liệu và công nghệ số để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời, ban hành chính sách và sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển và dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, giải quyết những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội một cách hiệu quả hơn.

Chính phủ số về bản chất là chính phủ điện tử nhưng bổ sung thêm những thay đổi về cách tiếp cận và cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Vì vậy, phát triển chính phủ số cũng chính là phát triển chính phủ điện tử.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước được diễn ra như thế nào?

Triển khai hạ tầng số

Hạ tầng số phục vụ cho chính phủ số phải được xây dựng dựa trên mô hình kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán, giữa trung ương và địa phương. Điển hình là việc ứng dụng hiệu quả điện toán đám mây để kết nối, chia sẻ hạ tầng, nền tảng và dịch vụ. Đồng thời, nhà nước cần tối thiểu hóa việc xây dựng hạ tầng dùng riêng tại các bộ, ngành, địa phương.

Hiện nay, mỗi cơ quan và tổ chức nhà nước thường tự đầu tư một trung tâm dữ liệu hoặc một hệ thống máy chủ riêng để phục vụ hoạt động của mình. Điều này dẫn đến lãng phí cũng như không bảo đảm an ninh mạng do thiếu hụt nhân sự. Các cơ quan, tổ chức nhà nước phải chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp bởi các đơn vị chuyên nghiệp.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Tại sao cần sử dụng nền tảng thay vì xây dựng hệ thống?

Nếu phát triển chính phủ điện tử dựa trên hệ thống thông tin thì phát triển chính phủ số dựa trên nền tảng là chính. Một cơ quan nhà nước khi đầu tư vào hệ thống thông tin thường mất từ 1 đến vài năm cũng như cần có đội ngũ IT vận hành và quản lý.

Trong khi đó, nếu cơ quan nhà nước sử dụng các nền tảng có sẵn chỉ mất khoảng vài tuần để thiết lập cấu hình và hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, tổ chức không cần có đội ngũ chuyên môn vận hành vì nhà cung cấp dịch vụ nền tảng đã thực hiện việc này. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nền tảng cũng giải quyết bài toán chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Chia sẻ dữ liệu được thực hiện như thế nào?

Chia sẻ dữ liệu là điều kiện cơ bản để cung cấp dịch vụ số, đơn giản hóa quy trình, thay đổi mô hình tổ chức và cách thức cung cấp dịch vụ. Đây còn cơ sở để phát triển các dịch vụ đổi mới, sáng tạo dựa trên dữ liệu nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội.

Thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ số cho người dân. Ngược lại, người dân chỉ cần cung cấp thông tin một lần cho một cơ quan nhà nước.

Nếu muốn làm được điều này, mỗi bộ, ngành và địa phương cần có một nền tảng tích hợp để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ, đồng thời kết nối với các bộ, ngành và địa phương khác thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).

Việc mở dữ liệu của cơ quan nhà nước được thực hiện qua Cổng dữ liệu Quốc gia:data.gov.vn.

Dịch vụ số được cung cấp như thế nào?

· Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:Bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên đến quan quy định về thủ tục hành chính.

· Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:Cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Hồ sơ sau khi hoàn thiện có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

· Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch liên quan đến quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện trên môi trường Internet. Đối với thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

· Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:Cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) hoàn toàn trực tuyến. Ngoài ra, việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, nhận trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Thiết lập tổ chức, bộ máy phát triển chính phủ số

· Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước phát triển chính phủ số cần được đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử phải được mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh. Tương tự, Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử, Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử của các bộ, ngành và địa phương cũng được mở rộng các chức năng, nhiệm vụ tương ứng.

· Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia dựa trên 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

· Đơn vị chuyên trách về CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các sở thông tin và truyền thông cần đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức để tham mưu, tổ chức triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số tại các bộ, ngành và địa phương.

· Các doanh nghiệp cung cấp công nghệ số Việt Nam phải làm chủ các công nghệ cốt lõi của chính phủ số nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng đồng bộ các dịch vụ chính phủ số dựa trên các nền tảng số.

Thực trạng chuyển đổi số trong cơ quan, nhà nước

Chính phủ đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia

Để thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đồng thời hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong ban hành chương trình về chuyển đổi số quốc gia bằng cách khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại. Mục tiêu của chương trình này là đưa Việt Nam bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng và song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Cuộc cách mạng chuyển đổi số được xem là thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và tận hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Do đó, chính phủ Nhà nước có sứ mệnh phổ cập và cá nhân hoá các dịch vụ (như giáo dục, y tế, …) đến từng người dân. Hơn hết là tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng với tiêu chí “không ai bị bỏ lại phía sau”.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân đang không ngừng được nâng cao

Chuyển đổi số trước tiên là thay đổi nhận thức. Các cơ quan, tổ chức nhà nước có thể tiến hành chuyển đổi số ngay từ bây giờ thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và thực hiện chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.

Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đi trước, đi nhanh sẽ tạo điều kiện để thu hút nguồn lực dễ dàng hơn. Nếu đợi khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến, nguồn lực sẽ trở nên khan hiếm, cơ hội phát triển cũng ít đi.

Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng phê duyệt đến nay đã đạt được những kết quả rất rõ nét, đặc biệt là nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được nâng cao.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 3/2022, cả nước đã có 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi số. Ngoài ra, 17/22 bộ, ngành và 57/63 địa phương đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. Nhìn chung, công cuộc chuyển đổi số đã, đang lan tỏa tới tất cả các cấp, các ngành, nhất là những người lãnh đạo có chuyển biến rõ nét.

Cũng theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở dữ liệu cung cấp nền tảng cho chính phủ số được đẩy mạnh triển khai. Đáng chú ý là cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với hơn 3.000 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành và địa phương. Điều này đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp truy cập thuận tiện đến dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước các cấp.

Bên cạnh đó, các cơ sở dữ liệu khác như bảo hiểm, hộ tịch, đăng ký doanh nghiệp cũng đã đi vào vận hành ổn định và mang lại hiệu quả tích cực.

Kết luận

Cuộc cách mạng chuyển đổi số gắn với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, tạo điều kiện phục hồi kinh tế trong giai đoạn có dấu hiệu suy thoái như hiện nay. Để làm điều đó, cơ quan nhà nước phải là những đơn vị tiên phong, xây dựng nền móng để triển khai trong toàn doanh nghiệp và toàn dân.

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến chương trình chuyển đổi số quốc gia?

Đăng lúc: 31/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia tiên phong trong việc ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia. Để chương trình này diễn ra đồng bộ, bước đầu tiên phải được áp dụng ngay trong cơ quan nhà nước rồi đến doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục và cuối cùng là toàn dân. Vậy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến chương trình chuyển đổi số quốc gia?

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia tiên phong trong việc ban hành chương trìnhchuyển đổi sốquốc gia. Để chương trình này diễn ra đồng bộ, bước đầu tiên phải được áp dụng ngay trong cơ quan nhà nước rồi đến doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục và cuối cùng là toàn dân. Vậy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì?

Các hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển chính phủ số. Các hoạt động này tập trung vào phát triểnhạ tầng sốphục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, tạo lập dữ liệu về kinh tế – xã hội để dễ dàng ra quyết định về các chính sách, tạo lập dữ liệu mở để bất kỳ ai cũng có thể truy cập, sử dụng nhằm thể hiện sự công khai, minh bạch, phòng – chống tham nhũng cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế.

Đồng thời, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước còn nâng cao khả năng vào cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ và giảm chi phí.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Tìm hiểu khái niệm chính phủ điện tử và chính phủ số

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Nói cách khác, đây quá trình công nghệ hóa các hoạt động của chính phủ.

Chính phủ điện tử cần đáp ứng “4 không” gồm:

· Khả năng họp không gặp mặt

· Xử lý văn bản không cần giấy

· Giải quyết thủ tục hành chính không cần tiếp xúc

· Thanh toán không cần dùng tiền mặt

Chính phủ số là gì?

Chính phủ số là chính phủ thực hiện toàn bộ hoạt động của mình trên môi trường số. Các mô hình sẽ được thiết kế lại dựa trên dữ liệu và công nghệ số để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời, ban hành chính sách và sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển và dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, giải quyết những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội một cách hiệu quả hơn.

Chính phủ số về bản chất là chính phủ điện tử nhưng bổ sung thêm những thay đổi về cách tiếp cận và cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Vì vậy, phát triển chính phủ số cũng chính là phát triển chính phủ điện tử.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước được diễn ra như thế nào?

Triển khai hạ tầng số

Hạ tầng số phục vụ cho chính phủ số phải được xây dựng dựa trên mô hình kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán, giữa trung ương và địa phương. Điển hình là việc ứng dụng hiệu quả điện toán đám mây để kết nối, chia sẻ hạ tầng, nền tảng và dịch vụ. Đồng thời, nhà nước cần tối thiểu hóa việc xây dựng hạ tầng dùng riêng tại các bộ, ngành, địa phương.

Hiện nay, mỗi cơ quan và tổ chức nhà nước thường tự đầu tư một trung tâm dữ liệu hoặc một hệ thống máy chủ riêng để phục vụ hoạt động của mình. Điều này dẫn đến lãng phí cũng như không bảo đảm an ninh mạng do thiếu hụt nhân sự. Các cơ quan, tổ chức nhà nước phải chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp bởi các đơn vị chuyên nghiệp.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Tại sao cần sử dụng nền tảng thay vì xây dựng hệ thống?

Nếu phát triển chính phủ điện tử dựa trên hệ thống thông tin thì phát triển chính phủ số dựa trên nền tảng là chính. Một cơ quan nhà nước khi đầu tư vào hệ thống thông tin thường mất từ 1 đến vài năm cũng như cần có đội ngũ IT vận hành và quản lý.

Trong khi đó, nếu cơ quan nhà nước sử dụng các nền tảng có sẵn chỉ mất khoảng vài tuần để thiết lập cấu hình và hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, tổ chức không cần có đội ngũ chuyên môn vận hành vì nhà cung cấp dịch vụ nền tảng đã thực hiện việc này. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nền tảng cũng giải quyết bài toán chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Chia sẻ dữ liệu được thực hiện như thế nào?

Chia sẻ dữ liệu là điều kiện cơ bản để cung cấp dịch vụ số, đơn giản hóa quy trình, thay đổi mô hình tổ chức và cách thức cung cấp dịch vụ. Đây còn cơ sở để phát triển các dịch vụ đổi mới, sáng tạo dựa trên dữ liệu nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội.

Thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ số cho người dân. Ngược lại, người dân chỉ cần cung cấp thông tin một lần cho một cơ quan nhà nước.

Nếu muốn làm được điều này, mỗi bộ, ngành và địa phương cần có một nền tảng tích hợp để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ, đồng thời kết nối với các bộ, ngành và địa phương khác thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).

Việc mở dữ liệu của cơ quan nhà nước được thực hiện qua Cổng dữ liệu Quốc gia:data.gov.vn.

Dịch vụ số được cung cấp như thế nào?

· Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:Bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên đến quan quy định về thủ tục hành chính.

· Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:Cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Hồ sơ sau khi hoàn thiện có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

· Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch liên quan đến quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện trên môi trường Internet. Đối với thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

· Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:Cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) hoàn toàn trực tuyến. Ngoài ra, việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, nhận trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Thiết lập tổ chức, bộ máy phát triển chính phủ số

· Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước phát triển chính phủ số cần được đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử phải được mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh. Tương tự, Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử, Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử của các bộ, ngành và địa phương cũng được mở rộng các chức năng, nhiệm vụ tương ứng.

· Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia dựa trên 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

· Đơn vị chuyên trách về CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các sở thông tin và truyền thông cần đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức để tham mưu, tổ chức triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số tại các bộ, ngành và địa phương.

· Các doanh nghiệp cung cấp công nghệ số Việt Nam phải làm chủ các công nghệ cốt lõi của chính phủ số nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng đồng bộ các dịch vụ chính phủ số dựa trên các nền tảng số.

Thực trạng chuyển đổi số trong cơ quan, nhà nước

Chính phủ đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia

Để thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đồng thời hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong ban hành chương trình về chuyển đổi số quốc gia bằng cách khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại. Mục tiêu của chương trình này là đưa Việt Nam bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng và song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Cuộc cách mạng chuyển đổi số được xem là thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và tận hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Do đó, chính phủ Nhà nước có sứ mệnh phổ cập và cá nhân hoá các dịch vụ (như giáo dục, y tế, …) đến từng người dân. Hơn hết là tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng với tiêu chí “không ai bị bỏ lại phía sau”.

chuyen-doi-so-trong-co-quan-nha-nuoc-la-gi

Nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân đang không ngừng được nâng cao

Chuyển đổi số trước tiên là thay đổi nhận thức. Các cơ quan, tổ chức nhà nước có thể tiến hành chuyển đổi số ngay từ bây giờ thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và thực hiện chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.

Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đi trước, đi nhanh sẽ tạo điều kiện để thu hút nguồn lực dễ dàng hơn. Nếu đợi khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến, nguồn lực sẽ trở nên khan hiếm, cơ hội phát triển cũng ít đi.

Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng phê duyệt đến nay đã đạt được những kết quả rất rõ nét, đặc biệt là nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được nâng cao.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 3/2022, cả nước đã có 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi số. Ngoài ra, 17/22 bộ, ngành và 57/63 địa phương đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. Nhìn chung, công cuộc chuyển đổi số đã, đang lan tỏa tới tất cả các cấp, các ngành, nhất là những người lãnh đạo có chuyển biến rõ nét.

Cũng theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở dữ liệu cung cấp nền tảng cho chính phủ số được đẩy mạnh triển khai. Đáng chú ý là cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với hơn 3.000 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành và địa phương. Điều này đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp truy cập thuận tiện đến dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước các cấp.

Bên cạnh đó, các cơ sở dữ liệu khác như bảo hiểm, hộ tịch, đăng ký doanh nghiệp cũng đã đi vào vận hành ổn định và mang lại hiệu quả tích cực.

Kết luận

Cuộc cách mạng chuyển đổi số gắn với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, tạo điều kiện phục hồi kinh tế trong giai đoạn có dấu hiệu suy thoái như hiện nay. Để làm điều đó, cơ quan nhà nước phải là những đơn vị tiên phong, xây dựng nền móng để triển khai trong toàn doanh nghiệp và toàn dân.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)