Nông dân 4.0

Ngày 31/10/2023 00:00:00

Trong thời đại 4.0 việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất đang trở thành xu thế tất yếu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

Nông dân 4.0

Trong thời đại 4.0 việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất đang trở thành xu thế tất yếu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (tự động hóa, cơ giới hóa,…), công nghệ sản xuất, bảo đảm sản phẩm an toàn ( GAP, GlobalGAP, hữu cơ…), tận dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để tìm đầu ra cho nông sản đang được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng. Trong đó, anh Phạm Văn Biển, ngụ ấp 2, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào mô hình sản xuất rau sạch của gia đình mang lại hiệu quả.

https://sonnptnt.camau.gov.vn/wps/wcm/connect/sonnvaptnt/5596e00f-1d5d-4db3-a6ce-817c2063bf2d/1/image003.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Anh Phạm Văn Biển, ở ấp 2, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau kiểm tra hệ thống pha trộn dinh dưỡng tự động.

Theo nhận định của các chuyên gia thì việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là chìa khóa để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, tiên tiến đảm bảo chất lượng, năng suất. Đó là việc ứng dụng những ưu việt của công nghệ như:: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật" giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, hạn chế được sự phụ thuộc mùa vụ, thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Anh Phạm Văn Biển, đã mạnh dạn đầu tư khoảng 2 tỷ đồng trên diện tích 1.200m2 đất vườn nhà thành khu nhà lưới trồng rau sạch bằng hình thức thủy canh, đồng thời ứng dụng nhiều tiện ích của công nghệ thông tin vào sản xuất. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, mặc dù không có mặt trực tiếp tại nông trại anh Biển vẫn có thể điều khiển việc pha trộn, cung cấp dinh dưỡng cho nguồn nước của hệ thống thủy canh, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của khu vực nhà lưới, điều khiển hệ thống tưới phun sương từ xa, theo dõi quá trình sinh trưởng, thu hoạch của rau qua hệ thống camera giám sát.

https://sonnptnt.camau.gov.vn/wps/wcm/connect/sonnvaptnt/5596e00f-1d5d-4db3-a6ce-817c2063bf2d/2/image004.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Khu vực nhà lưới trồng rau theo phương pháp thủy canh hồi lưu.

Nhờ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ, lại được đi nhiều nơi, tham quan và học hỏi được nhiều điều hay, mới lạ cùng đam mê về nông nghiệp, anh Biển cho rằng giữa nông nghiệp và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Anh Phạm Văn Biển cho biết: “Sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ hiệu quả sẽ cao hơn, giống như cách mà các nước phát triển đang thực hiện. Từ đó, tôi bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu cách làm. Bắt đầu từ tháng 7/2022, tôi đầu tư xây dựng nhà lưới để trồng rau sạch như các nhà vườn tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đang làm. Tuy nhiên việc trồng rau trên nền đất tại Cà Mau sẽ không cho ra kết quả như Đà Lạt, vì thế tôi quyết định đầu tư giàn thủy canh. Tôi không trồng rau thủy canh theo cách truyền thống mà ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất. Thời gian đầu kết quả không đạt như mong muốn. Nhưng quyết không bỏ cuộc, tôi tiếp tục tìm tòi, học hỏi trên các phương tiện thông tin, mạng Internet và tư vấn của những người có kinh nghiệm. Làm tới đâu học hỏi tới đó, cuối cùng cũng ra được thành phẩm”.

https://sonnptnt.camau.gov.vn/wps/wcm/connect/sonnvaptnt/5596e00f-1d5d-4db3-a6ce-817c2063bf2d/3/image005.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Dán tem truy xuất nguồn gốc và ngày thu hoạch cho rau.

Theo cách làm của anh Biển, nông trại được chia thành các khu: ươm cây giống, khu thủy canh để rau phát triển, khu sinh dưỡng và sơ chế rau thành phẩm. Hiện tại, anh trồng khoảng 17 loại cải và xà lách theo phương pháp thủy canh hồi lưu, đạt tiêu chuẩn VietGAP, được dán tem truy xuất nguồn gốc sau thu hoạch. Mỗi ngày nông trại của anh thu hoạch từ vài chục đến khoảng 100kg rau các loại, đầu ra chủ yếu là các siêu thị trong tỉnh như Coop.mark, Coop.food và quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nông sản đạt chất lượng, năng suất tốt hơn, giá thành bán ra cao hơn, được nhiều người biết đến hơn.



Không chỉ dừng lại ở đó, anh Biển còn ấp ủ trang bị thêm cho đứa con tinh thần của mình nhiều kỹ thuật tiên tiến khác, anh cho hay: “Tôi đang nghiên cứu và liên hệ với một số công ty cung ứng các dịch vụ về công nghệ cao trong sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh lắp đặt thêm hệ thống cảm biến nhiệt và hệ thống kéo xả lưới che tự động để giảm tác động từ môi trường bên ngoài. Khi các công nghệ áp dụng cơ bản được hoàn tất, hướng sắp tới sẽ phát triển thêm thị trường tại một số tỉnh lân cận”.


Hiện nay, tại tỉnh Cà Mau nhiều mô hình sản xuất công nghệ cao, công nghệ tiên tiến được áp dụng mang lại hiệu quả cao như: công nghệ vi sinh; công nghệ Biofloc; nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 2, 3 giai đoạn; sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn chứng nhận hữu cơ, sinh thái, chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp như đẩy mạnh các doanh nghiêp, hợp tác xã, hộ sản xuất ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao giá trị, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh. Với những bước đi như hiện tại, mong rằng sẽ là một trong những đột phá đưa nông nghiệp tỉnh nhà tiến lên một bước cao hơn.

Nguồn: https://www.camau.gov.vn/

Nông dân 4.0

Đăng lúc: 31/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

Trong thời đại 4.0 việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất đang trở thành xu thế tất yếu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

Nông dân 4.0

Trong thời đại 4.0 việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất đang trở thành xu thế tất yếu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (tự động hóa, cơ giới hóa,…), công nghệ sản xuất, bảo đảm sản phẩm an toàn ( GAP, GlobalGAP, hữu cơ…), tận dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để tìm đầu ra cho nông sản đang được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng. Trong đó, anh Phạm Văn Biển, ngụ ấp 2, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào mô hình sản xuất rau sạch của gia đình mang lại hiệu quả.

https://sonnptnt.camau.gov.vn/wps/wcm/connect/sonnvaptnt/5596e00f-1d5d-4db3-a6ce-817c2063bf2d/1/image003.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Anh Phạm Văn Biển, ở ấp 2, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau kiểm tra hệ thống pha trộn dinh dưỡng tự động.

Theo nhận định của các chuyên gia thì việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là chìa khóa để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, tiên tiến đảm bảo chất lượng, năng suất. Đó là việc ứng dụng những ưu việt của công nghệ như:: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật" giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, hạn chế được sự phụ thuộc mùa vụ, thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Anh Phạm Văn Biển, đã mạnh dạn đầu tư khoảng 2 tỷ đồng trên diện tích 1.200m2 đất vườn nhà thành khu nhà lưới trồng rau sạch bằng hình thức thủy canh, đồng thời ứng dụng nhiều tiện ích của công nghệ thông tin vào sản xuất. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, mặc dù không có mặt trực tiếp tại nông trại anh Biển vẫn có thể điều khiển việc pha trộn, cung cấp dinh dưỡng cho nguồn nước của hệ thống thủy canh, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của khu vực nhà lưới, điều khiển hệ thống tưới phun sương từ xa, theo dõi quá trình sinh trưởng, thu hoạch của rau qua hệ thống camera giám sát.

https://sonnptnt.camau.gov.vn/wps/wcm/connect/sonnvaptnt/5596e00f-1d5d-4db3-a6ce-817c2063bf2d/2/image004.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Khu vực nhà lưới trồng rau theo phương pháp thủy canh hồi lưu.

Nhờ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ, lại được đi nhiều nơi, tham quan và học hỏi được nhiều điều hay, mới lạ cùng đam mê về nông nghiệp, anh Biển cho rằng giữa nông nghiệp và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Anh Phạm Văn Biển cho biết: “Sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ hiệu quả sẽ cao hơn, giống như cách mà các nước phát triển đang thực hiện. Từ đó, tôi bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu cách làm. Bắt đầu từ tháng 7/2022, tôi đầu tư xây dựng nhà lưới để trồng rau sạch như các nhà vườn tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đang làm. Tuy nhiên việc trồng rau trên nền đất tại Cà Mau sẽ không cho ra kết quả như Đà Lạt, vì thế tôi quyết định đầu tư giàn thủy canh. Tôi không trồng rau thủy canh theo cách truyền thống mà ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất. Thời gian đầu kết quả không đạt như mong muốn. Nhưng quyết không bỏ cuộc, tôi tiếp tục tìm tòi, học hỏi trên các phương tiện thông tin, mạng Internet và tư vấn của những người có kinh nghiệm. Làm tới đâu học hỏi tới đó, cuối cùng cũng ra được thành phẩm”.

https://sonnptnt.camau.gov.vn/wps/wcm/connect/sonnvaptnt/5596e00f-1d5d-4db3-a6ce-817c2063bf2d/3/image005.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Dán tem truy xuất nguồn gốc và ngày thu hoạch cho rau.

Theo cách làm của anh Biển, nông trại được chia thành các khu: ươm cây giống, khu thủy canh để rau phát triển, khu sinh dưỡng và sơ chế rau thành phẩm. Hiện tại, anh trồng khoảng 17 loại cải và xà lách theo phương pháp thủy canh hồi lưu, đạt tiêu chuẩn VietGAP, được dán tem truy xuất nguồn gốc sau thu hoạch. Mỗi ngày nông trại của anh thu hoạch từ vài chục đến khoảng 100kg rau các loại, đầu ra chủ yếu là các siêu thị trong tỉnh như Coop.mark, Coop.food và quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nông sản đạt chất lượng, năng suất tốt hơn, giá thành bán ra cao hơn, được nhiều người biết đến hơn.



Không chỉ dừng lại ở đó, anh Biển còn ấp ủ trang bị thêm cho đứa con tinh thần của mình nhiều kỹ thuật tiên tiến khác, anh cho hay: “Tôi đang nghiên cứu và liên hệ với một số công ty cung ứng các dịch vụ về công nghệ cao trong sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh lắp đặt thêm hệ thống cảm biến nhiệt và hệ thống kéo xả lưới che tự động để giảm tác động từ môi trường bên ngoài. Khi các công nghệ áp dụng cơ bản được hoàn tất, hướng sắp tới sẽ phát triển thêm thị trường tại một số tỉnh lân cận”.


Hiện nay, tại tỉnh Cà Mau nhiều mô hình sản xuất công nghệ cao, công nghệ tiên tiến được áp dụng mang lại hiệu quả cao như: công nghệ vi sinh; công nghệ Biofloc; nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 2, 3 giai đoạn; sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn chứng nhận hữu cơ, sinh thái, chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp như đẩy mạnh các doanh nghiêp, hợp tác xã, hộ sản xuất ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao giá trị, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh. Với những bước đi như hiện tại, mong rằng sẽ là một trong những đột phá đưa nông nghiệp tỉnh nhà tiến lên một bước cao hơn.

Nguồn: https://www.camau.gov.vn/

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)