Ứng dụng chuyển đổi số trong kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản và phát triển kinh tế số

Ngày 31/10/2023 00:00:00

ng dụng chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng, tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm, cải thiện doanh thu.

Ứng dụng chuyển đổi số trong kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản và phát triển kinh tế số

Ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng, tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm, cải thiện doanh thu.

image 20230703065905 1

Tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ các chủ thể gian hàng giới thiệusản phẩm OCOP

Với các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm và đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã góp phần mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh. Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh, Viettel Thái Nguyên,… tập huấn đào tạo kỹ năng số cho 185.673 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đã hỗ trợ 166.901 hộ gia đình lên sàn TMĐT, mở 15.961 gian hàng, với 1.971 sản phẩm nông nghiệp. Các trang TMĐT đã mở 247.329 tài khoản người mua, mở 15.974 tài khoản thanh toán, với 886 hộ gia đình được gán nhãn (mark) thương hiệu sản phẩm trên sàn TMĐT; hướng dẫn xây dựng kịch bản và kỹ thuật livestream bán nông sản trên mạng xã hội cho trên 2.500 chủ thể sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, catalogue sản phẩm; hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch và Website quảng bá sản phẩm cho trên 100 doanh nghiệp, hợp tác xã; đến nay, cơ bản 100% các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được hỗ trợ và đưa lên 02 sàn là Postmart và Vỏ sò phục vụ quảng bá và phát triển thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2021-2022, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh 782.096 tem truy xuất nguồn gốc QRCode, giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin sản phẩm, địa chỉ nhà sản xuất, tiêu chuẩn áp dụng, quy trình sản xuất… từ đó góp phần quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Kết quả theo dõi các giao dịch sản phẩm nông nghiệp trên sàn TMĐT cho thấy, từ năm 2021-2022 tỉnh Thái Nguyên có: 18.541 giao dịch trên sàn TMĐT; có 1.971 sản phẩm được đưa lên sàn TMĐT, có 185.673 hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) được đào tạo kỹ năng số, tỷ lệ hộ SXNN được đào tạo kỹ năng số/ tổng số hộ gia đình đạt 46%; có 166.979 tài khoản được kích hoạt (Active) trên sàn TMĐT. Kết quả hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên sàn TMĐT đã tạo động lực mới thu hút nhiều nguồn lực cho lĩnh vực nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, của ngành, từng bước hình thành cộng đồng doanh nghiệp số lĩnh vực nông nghiệp. Các hợp tác xã, tổ hợp tác từng bước chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, áp dụng chuyển đổi số để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị và quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

TT(t.h)

(https://chuyendoiso.thainguyen.gov.vn/)

Ứng dụng chuyển đổi số trong kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản và phát triển kinh tế số

Đăng lúc: 31/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

ng dụng chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng, tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm, cải thiện doanh thu.

Ứng dụng chuyển đổi số trong kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản và phát triển kinh tế số

Ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng, tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm, cải thiện doanh thu.

image 20230703065905 1

Tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ các chủ thể gian hàng giới thiệusản phẩm OCOP

Với các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm và đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã góp phần mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh. Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh, Viettel Thái Nguyên,… tập huấn đào tạo kỹ năng số cho 185.673 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đã hỗ trợ 166.901 hộ gia đình lên sàn TMĐT, mở 15.961 gian hàng, với 1.971 sản phẩm nông nghiệp. Các trang TMĐT đã mở 247.329 tài khoản người mua, mở 15.974 tài khoản thanh toán, với 886 hộ gia đình được gán nhãn (mark) thương hiệu sản phẩm trên sàn TMĐT; hướng dẫn xây dựng kịch bản và kỹ thuật livestream bán nông sản trên mạng xã hội cho trên 2.500 chủ thể sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, catalogue sản phẩm; hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch và Website quảng bá sản phẩm cho trên 100 doanh nghiệp, hợp tác xã; đến nay, cơ bản 100% các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được hỗ trợ và đưa lên 02 sàn là Postmart và Vỏ sò phục vụ quảng bá và phát triển thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2021-2022, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh 782.096 tem truy xuất nguồn gốc QRCode, giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin sản phẩm, địa chỉ nhà sản xuất, tiêu chuẩn áp dụng, quy trình sản xuất… từ đó góp phần quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Kết quả theo dõi các giao dịch sản phẩm nông nghiệp trên sàn TMĐT cho thấy, từ năm 2021-2022 tỉnh Thái Nguyên có: 18.541 giao dịch trên sàn TMĐT; có 1.971 sản phẩm được đưa lên sàn TMĐT, có 185.673 hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) được đào tạo kỹ năng số, tỷ lệ hộ SXNN được đào tạo kỹ năng số/ tổng số hộ gia đình đạt 46%; có 166.979 tài khoản được kích hoạt (Active) trên sàn TMĐT. Kết quả hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên sàn TMĐT đã tạo động lực mới thu hút nhiều nguồn lực cho lĩnh vực nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, của ngành, từng bước hình thành cộng đồng doanh nghiệp số lĩnh vực nông nghiệp. Các hợp tác xã, tổ hợp tác từng bước chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, áp dụng chuyển đổi số để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị và quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

TT(t.h)

(https://chuyendoiso.thainguyen.gov.vn/)
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)